Chắc hẳn các bạn đã biết đến vẻ đẹp của dòng sông Hương qua tranh ảnh hay qua những thước phim. Cùng tham khảo một số bài phân tích vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của dòng sông này.
Mục Lục Bài Viết
Dàn ý phân tích vẻ đẹp của sông Hương
Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút nổi tiếng trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Giới thiệu tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” rút từ tập bút ký cùng tên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
Thân bài
* Khái quát chung
- Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1981, sau chiến thắng 1975.
- Tác phẩm đã tái hiện chân thực, sống động vẻ đẹp của sông Hương.
*Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn địa lý
– Sông Hương ở thượng nguồn:
- Sông Hương như “bản trường ca của rừng già”.
- Nhiều tiết tấu: khi “rầm rộ” giữa bóng cây đại ngàn, khi “mãnh liệt” qua những ghềnh thác, khi “dịu dàng, say đắm” giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa Đỗ Quyên rừng.
- Như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại.
- Sông Hương đã tích tụ cho mình một lượng phù sa lớn để trở thành bà mẹ của một vùng văn hoá xứ sở và sẽ không thể có kinh thành Huế ngày hôm nay nếu như không có sông Hương miệt mài bồi đắp phù sa suốt bao thế kỷ.
– Sông Hương ở châu thổ:
- Dòng sông chuyển dòng liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm.
- Khi trôi chảy giữa đôi bờ của ngoại vi thành phố Huế, sông Hương mang vẻ đẹp biến ảo, đa dạng.
→ sông Hương vừa êm đềm, vừa thơ mộng trữ tình nhưng cũng vừa mãnh liệt, hoang sơ.
*Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn văn hoá và lịch sử
– Sông Hương hoà làm một với đời sống văn hoá:
- Từ xa, sông Hương đã nhìn thấy cầu Tràng Tiền như vành trăng non nhỏ nhắn in ngần trên nền trời hoàng hôn.
- Các nhánh sông toả đi khắp thành phố như muốn ôm trọn Huế vào lòng.
- Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn, sông Hương còn hàm chứa trong nó cả nền văn hoá phi vật thể của Huế.
- Là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ.
- Sông Hương gắn với những giá trị lịch sử: trải qua nhiều cuộc kháng chiến → chứng nhân lịch sử
Kết bài
*Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Top 11 bài văn mẫu phân tích Vẻ đẹp của sông Hương hay nhất
Dưới đây là top 11 bài văn mẫu phân tích Vẻ đẹp của sông Hương hay nhất dành cho các em học sinh tham khảo.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 1
Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem như cây bút dành cho Huế. Hình ảnh Huế trong những trang văn của ông hiện lên không những uyên bác, hấp dẫn mà còn tài hoa, khiến người đọc không khỏi cảm thán. Trong đó, ta không thể quên tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, ấn tượng hơn cả về cách miêu tả của ông dành cho Sông Hương ở góc độ địa lí.
Như người nghệ sĩ hiểu thấu tâm hồn vị cố hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng ngòi bút điêu luyện đi đến từng ngõ ngách trong tâm hồn “cô gái Huế” từ khi còn mang những nét thơ dại và hoang dã, đến khi trưởng thành, là một cô gái đẹp tìm về với tiếng gọi của trái tim. Hành trình sông Hương không những độc đáo, sắc nét, mà còn gợi cho ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Giữa núi rừng trường sơn, Sông Hương hiện lên hệt như một bản “trường ca của rừng già” vừa hùng vĩ, hùng tráng, “mãnh liệt qua những ghềnh thác” “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” Sông Hương hệt như một bản trường ca sinh động giữa núi rừng trường sơn bạt ngàn hoang sơ và hùng vĩ. Tuy nhiên, nó cũng không kém phần trữ tình, khi Sông Hương đổi sắc qua những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng mang một thứ mà gọi như “dịu dàng và say đắm”. Giữa lòng trường sơn, sông Hương hiện lên với vẻ nữ tính đầy hoang dại, vừa phóng khoáng say mê, lại quyến rũ như một “cô gái di gan” và cũng vì “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Sông Hương còn đảm nhiệm vị trí quan trọng khi là một người “mẹ phù sa c ủa một vùng văn hóa xứ sở” Sông Hương tuyệt đẹp, bởi vẻ đẹp của sự trí tuệ và dịu dàng biết mấy.
Bước tới vùng châu thổ, neo ngòi bút qua những khu vực sông Hương miệt mài chảy qua, tác giả đã kể lại cho ta một hành trình của cô gái đẹp bừng tỉnh được đánh thức khi tìm thấy người mình hằng mong chờ. Đặc tả qua các chi tiết, khi thì vượt chướng ngại vật, khi thì nhuốm sắc xanh của núi rừng bạt ngàn màu lá biếc, khi lại mềm như tấm lụa khi vượt qua Vọng Cảnh, Tam Thai… lúc lại ánh lên rực rỡ “sớm xanh trưa vàng chiều tím” bước qua lăng tẩm, Sông Hương cũng trở thành một nét mặt nghiêm trang, trầm uất, trầm mặc biết mấy. Nhưng khi vừa nghe thấy tiếng gọi con tim, khi nghe tiếng thành phố Huế đương vẫy gọi, Sông Hương chợt như tỉnh giấc, vui tươi hẳn lên, và qua đây cũng chính là hành trình để sông hương hoàn thiện mình, mang đến vẻ đẹp hoàn thiện nhất dâng tặng cho người mình yêu.
Ở kinh thành Huế, khi bắt đầu vào thành phố, Sông Hương vui tươi như người tình duyên dáng, vì bắt đầu nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của người yêu, như biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, hay cây cầu như vầng trăng non. Tại đây Sông Hương cất lên tiếng “vâng” như sự làm dáng cuối cùng. Bước vào lòng thành phố, với mực nước thiệt chậm, HPNT đã ví Sông Hương như dành cho Huế “điệu slow dành riêng cho Huế” vì Sông Hương đoạn này có lưu tốc rất chậm. Như là 1 mặt hồ yên tĩnh, so sánh với lưu tốc dòng sông Neva vốn chảy rất nhanh ta càng thấy yêu quý điều đặc biệt này của Sông hương.
Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tan, đến lúc từ biệt thành phố, Sh hiện lên như “người tình dịu dàng và chung thủy” hình ảnh này rất đỗi đẹp đẽ, khiến ta nhận ra như vẻ đẹp tự nhiên của Sông Hương, cũng tượng trưng cho tấm lòng chung thủy của “người dân nơi châu hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở” Bằng bút pháp nghệ thuật thuật độc đáo, chất thơ, chất trữ tình cùng lời văn hấp dẫn, vốn hiểu biết, diễn tả phong phú, điêu luyện. Hoàng Phủ Ngọc Tường quả xứng đáng khi mệnh danh là cây bút dành riêng cho Huế, mỗi vẻ đẹp của Huế hiện lên qua trang văn của ông đều hết sức tươi mới, đẹp đẽ và cuốn hút bạn đọc.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư vị về một Sông Hương quá đỗi đẹp đẽ qua góc độ địa lí. Không những khiến ta có thêm hiểu biết sâu sắc, mà còn giúp ta nhận ra những giá trị, ý nghĩa độc đáo của dòng sông này. Và chắc chắn Sông Hương sẽ mãi là bản tình ca, là khúc hát khó quên trong lòng bạn đọc muôn thế hệ, hôm nay và mai sau.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 2
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, nổi bật lên trong phong cách đó là bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Sông hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ra với một vẻ đẹp toàn mĩ, đó là một bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng. Bài bút ký đã được tác giả dành toàn bộ tình yêu của mình, bài có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những yếu tố thực và những yếu tố tạo nên một vẻ đẹp sông hương với những nét đẹp của những cô gái Di Gan đẹp thơ mộng. Toàn bộ bài bút kí là cảnh đẹp của sông hương, sông hương khi nhìn từ cội nguồn nó có vẻ đẹp lãng mạn hào nhoáng, sông hương được so sánh với vẻ đẹp của cô gái Di Gan đẹp thơ mộng và có những nét dịu dàng đằm thắm của những nét đẹp quê hương, sông hương nhẹ nhàng và tình tứ nó được tác giả so sánh với những cảnh đẹp vô cùng hoàn hảo, sông hương hiện lên trong con mắt người đọc bởi vẻ đẹp thu hút lòng người, tác giả đã giành tình yêu của mình để viết lên bài bút ký hay như vậy.
Tất cả những vẻ đẹp đó đều được tác giả hội tụ nhằm nói lên vẻ đẹp của quê hương Việt Nam, đại diện là sông hương thơ mộng và hào hùng của dân tộc Việt Nam. Vẻ đẹp của sông hương ở cội nguồn được so sánh là đầy hoang dại và thấm đẫm chất thơ nó được so sánh với rừng già đã hun đúc cho nó một tâm hồn hào hoa và lãng mạn. Ngoài vẻ đẹp hoang dại dịu dàng đằm thắm được so sánh với vẻ đẹp của cô gái Di Gan, thì sông hương được tác giả nhìn dưới nhiều góc độ của thiên nhiên tác giả quan sát sông hương từ gần tới xa, những nét đẹp độc đáo của sông hương được tác giả cảm nhận bằng chính trái tim của mình, ngoài những nét đẹp độc đáo khiến tác giả mê hồn bởi nét đẹp đang dần cuốn hút và chạm khắc đến trái tim của mình. Sông hương lúc dịu dàng và được tác giả so sánh với nét đẹp của người con gái di gan phóng khoáng, lúc dữ dội được miêu tả và so sánh với những nét đẹp hoàn mỹ mà đẫm chất thơ đậm chất trữ tình.
Dòng sông hương thật đẹp và thơ mộng khi với cái tên của mình chúng ta đã nhận thấy trong đó những vẻ đẹp toàn mỹ của những nét đẹp thiên nhiên, sông quê hương một dòng sông của chứng minh lịch sử hào hùng tráng lệ, người con gái dịu dàng được so sánh với nét đẹp từ thượng nguồn của sông hương, sông hương đang sống dậy trong lòng người đọc những hoài niệm bởi vẻ đẹp nên thơ của mình, tác giả đã nói đến sông hương bằng cả tình yêu thương của mình, khi tồn tại xung quanh sông Hương là cả một khoảng không gian đất trời cả những ánh sáng lộng lẫy của thiên nhiên. Sông hương được tác giả thể hiện ngay trong đoạn đầu đó là vẻ đẹp của khúc dạo đầu một vẻ đẹp lam cho con người ta đắm say trước vẻ đẹp của sông hương, không chỉ quan sát sông hương ở 1 góc cạnh tác giả con nhìn sông hương ở các chiều sâu của lịch sử, sông hương được tác giả quan sát ở thượng nguồn, nó được so sánh với vẻ đẹp thơ mộng của cô gái DiGan đẹp tuyệt mỹ và nó cũng được so sánh với những vẻ đẹp nên thơ bởi nét đẹp dịu dàng của nó tạo nên những thơ mộng dịu dàng trong mỗi người đọc.
Khi nói về vẻ đẹp của sông hương qua cội nguồn nó lại có vẻ đẹp mạnh mẽ hơn, với những rừng già của vẻ đẹp mãnh liệt và thu hút lòng người, sông hương hiện lên với hai tính cách thật khiến con người ta cảm thấy yêu mến sông hương khi sông hương đang ngập tràn những vẻ đẹp hoàn mĩ, nó vẽ ra cho tác giả một vẻ đẹp thu hút lòng người, sông hương thơ mộng, hào nhoáng và lên thơ, một vẻ đẹp toàn bích, tác giả thật xuất sắc khi vẽ ra một bức tranh hoàn mỹ như vậy. Sông hương không chỉ đẹp trong mắt những người yêu thơ mà nó còn đặc sắc với những khung cảnh thật hùng vĩ và những nét táo bạo, mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều mong được đặt chân tới đây để ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi đây và cảm nhận được sự thú vị và vẻ đẹp được nhìn từ nhiều phương diện của mình.
Dòng sông hương không chỉ nói về vẻ đẹp trời phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho dòng dòng sông này, nó còn mang một vẻ đẹp lãng mạn với những vẻ đẹp dịu dàng của cô gái DiGan với những nét dịu dàng pha lẫn trầm tư, dòng sông hương thật tuyệt vời và đầy cảm xúc trong mỗi người đọc. Dòng sông hương của quê hương thật hoang dại và đầy bí ẩn những dưới ngòi bút thần tài của mình dòng sông hương nổi lên với những nét đẹp dịu dàng. Sông hương xứng đáng là một địa danh đẹp của dân tộc Việt Nam.Sông hương đã được tác giả nhìn dưới rất nhiều góc độ qua đó ta càng thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nhìn thiên nhiên của Người, tác giả đã cảm nhận một cách toàn vẹn về sông hương và ở mỗi một góc độ thì sông hương lại có những nét đẹp riêng biệt và rất độc đáo.
Sông Hương trầm mặc dưới hàng thông của rừng già và những bản tình ca, nó tạo nên cho sông hương một vẻ đẹp ngày càng lãng mạn và thu hút đắm say, sông Hương hiện lên cho chúng ta một vẻ đẹp hoàn hảo, đẹp tới những vẻ đẹp đỉnh cao của sự hoàn mỹ, dưới ngòi bút thân của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường càng thể hiện được sông hương là 1 minh chứng lịch sử với việc đánh bại chiến lược mậu thân năm 1968, đó là một minh chứng lớn lao cho lịch sử của Việt Nam, với những vẻ đẹp đó sông hương trở thành 1 người tình gợi cảm trong mắt người đọc. Được coi như là một chứng minh lịch sử, dòng sông này đã chứng kiến bao chiến công hào hùng của dân tộc ta, mỗi chúng ta ai ai cũng đều tự hào về dòng sông của quê hương của dân tộc, nó vừa đẹp và cũng đầy chất tạo bạo, hào hùng khi trải qua bao cam go ác liệt.
Tác giả đã giành tình yêu của mình để thể hiện được vẻ đẹp lãng mạn và thu hút lòng người trong vẻ đẹp của sông hương đó là vẻ đẹp thơ mộng và thu hút người đọc bởi những nét tình tứ và cả những giai điệu hào hùng của cả dân tộc ta. Sông hương đã được tác giả cảm nhận bằng cả trái tim yêu thiên nhiên của mình, với tài hoa thiên bẩm ông đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ và đầy thơ mộng.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 3
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một bài tuỳ bút mang tầm cỡ một tác phẩm văn chương. Trong áng văn này, với tình yêu quê hương sông núi, tác giả đã nói về dòng chảy và vẻ đẹp của con sông Hương đoạn thượng nguồn, đoạn từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ, đoạn từ ngoại ô Kim Long đến Cồn Hến,và đoạn sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi.
Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy cơn lốc vào những đáy vực thẳm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dùng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại” như một nửa cuộc đời cô gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái” vừa mang sắc đẹp “dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân” không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó “đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách… như van xin… như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”… Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn.
Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó… sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua…”. Suy tưởng ấy đã làm cho những liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Vượt qua cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như người con gái đẹp đang “ngủ mơ màng” được đánh thức bởi “người tình mong đợi”. Sông Hương đã “chuyển dòng một cách liên tục” khi vừa ra khỏi rừng. Nó như nôn nóng đi tới gặp người tình – thành phố tương lai của nó. Nó đã “vòng những khúc quanh đột ngột”. Nó đã “uốn mình theo những đường cong thật mềm…”. Con sông Hương được nhân hóa như đang làm duyên, đang múa lượn. Sông Hương lúc thì trôi theo hướng Nam Bắc theo điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản; lúc thì chuyển hướng sang Tây Bắc vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán. Rồi nó “đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông Bắc ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Dòng chảy của sông Hương qua các địa danh ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Ngọc Trản, bãi Lương Biều, Lương Quán, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo,… được tác giả vẽ ra, nhắc lại một cách chính xác thể hiện những kiến thức về địa lí, văn hóa tinh tường. Người đọc có lúc ngỡ là ông đã từng nhiều năm tháng du ngoạn ngược xuôi với con thuyền nhỏ bồng bềnh trong điệu Nam ai, Nam bình trên dòng sông Hương thơ mộng.
Ông yêu dòng sông quê mẹ, ông biết rõ dáng hình và những đường nét uốn lượn của nó. Cũng như Tố Hữu đã cảm mến thốt lên: “Hương Giang ơi, dòng sông êm – Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình”. Ông nói về sắc nước của dòng sông Hương là “xanh thẳm”, dáng hình của nó “mềm như tấm lụa”, sự tấp nập rộn ràng của nó là “những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”. Ông say mê thưởng thức gương sông lấp lánh “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” dưới ánh phản quang nhiều màu sắc trên nền trời Tây Nam thành Huế.
Giữa đám quần sơn lô xô, giữa những lăng tẩm đồ sộ của các vua chúa nhà Nguyễn, giữa những rừng thông u tịch, sông Hương mang vẻ đẹp “trầm mặc… như triết lí, như cổ thi”… Tác giả nhắc lại một vần thơ cổ, thật đắc địa, gợi lên không khí, khung cảnh “u tịch” và “trầm mặc” của những rừng thông, của dòng sông, những thành quách và những đồi núi lô xô ở đây. Ai đã từng một lần đến thăm thú Khiêm Lãng (lăng vua Tự Đức) mới cảm nhận được cái đẹp của cảnh vật mà tác giả nói đến:
“Bốn bề núi phủ mây phong,
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”.
Sắp đến thành phố mến thương, mặt nước sông Hương trở nên mơ màng, “phẳng lặng” trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa “bát ngát tiếng gà” của những xóm làng trung du. Một lần nữa ta được thưởng thức một đoạn tùy bút mà chất thơ lai láng bồi hồi. Những liên tưởng và suy tưởng, những so sánh và nhân hóa, những kiến thức về địa lí, về văn hóa, về thi ca được tác giả vận dụng tài hoa khi nói về vẻ đẹp quyến rũ của sông Hương đoạn từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ.
Đến vùng ngoại ô Kim Long, giữa những biền bãi xanh biếc, sông Hương “vui tươi hẳn lên” khi nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố “in ngần trên bầu trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Cồn Giã Viên và Cồn Hến ở đâu và cuối thành phố như hai cù lao xanh đã làm cho dòng sông Hương uốn cong “mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Tác giả liên tưởng đến sông Seine của Pari, sông Đa- nuýp của Bu-đa-pét, để nói lên vẻ đẹp độc đáo của sông Hương là nó “nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”; nó đã giữ cho Huế “trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Những nhánh sông đào mang nước Hương Giang tỏa đi khắp đô thị, những cây đa, cây cừa cổ thụ, những ánh lửa chài “lập lòe” nơi xóm thuyền xúm xít trong đêm sương,… đã làm cho cố đô Huế tựa như “một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”.
Lần thứ hai, Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng, so sánh vé lưu tốc của sông Nê-va nơi thành phố Xanh Pê-téc-bua nước Nga với sông Hương. Hình ảnh con chim hải âu co một chân đậu trên chiếc thuyền băng lướt qua trước cung điện Mùa Đông như một khám phá nhiều ngộ nghĩnh; tác giả mơ ước được “hóa làm con chim nhỏ co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển”. Con sông Hương khi gặp kinh thành xưa, hai hòn đảo Giã Viên và Cồn Hến đã làm cho nó “trôi đi chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
Nhìn những dòng sông, những dòng nước chảy, tác giả nhắc lại tiếng khóc của nhà triết học Hi Lạp hơn hai ngàn năm về trước để nêu lên suy ngẫm về dòng chảy cuộc đời, về sự biến chuyển không ngừng của vạn vật. Rồi ông lại nghĩ về “điệu chảy lặng lờ” của sông Hương, quý trọng coi đó là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Hình ảnh “hàng trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về”, và sự “ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” đã nói lên thật thơ vẻ đẹp mộng mơ của sông Hương – bài thơ trữ tình của cố đô Huế. Sự ngập ngừng vấn vương ấy là vẻ đẹp của Hương Giang mà nhiều nhà thơ đã cảm nhận, trong đó, Thu Bồn đã có lần rung cảm:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gieo chữ lên những vườn hoa, những cánh đồng màu mỡ; mà trong đó mỗi so sánh, nhân hóa và liên tưởng về dòng chảy sông Hương đoạn đi qua Huế tựa như hoa trái ngọt thơm đã thể hiện một bút lực và tầm cao trí tuệ của nhà văn sở trường về bút kí, tùy bút. Ông đã dành cho sông Hương cả một tấm lòng yêu mến và quý trọng đặc biệt.
Đoạn nói về sông Hương rời khỏi Kinh thành ra đi được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn tả bằng một ngòi bút nghệ thuật rất đỗi hào hoa phong tình. Ông đã nhân hóa sông Hương “trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Ông cho biết nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang… Ông cho hay, thi hào Nguyễn Du đã từng ôm ấp “một phiến trăng sầu” trong bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương. Một nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ đã chỉ đích danh hai câu thơ “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời” mang điệu nhạc cung đình Tứ đại cảnh. Sông Hương rời khỏi Kinh thành “lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”, rồi nó lại đổi dòng đột ngột gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ “như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói”; phải chăng khúc lượn này, sông Hương “có cái gì lạ với tự nhiên và rất giống con người “, Tác giả cho rằng đó là “nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.
Và ông đã so sánh sông Hương với nàng Kiều trong đêm tình tự; ông dẫn buông hai câu thơ của Nguyễn Du để nói về sự lưu luyến chí tình với lời thề trước khi về biển cả. Thật không có sự so sánh nào hay hơn khi nói về con sông mang tình người, tình son sắt chung thủy của lứa đôi. “Còn non, còn nước, còn dài – Còn về, còn nhớ…”, lời thế của lứa đôi, lời thề của dòng sông đã trở thành giọng hò dân gian của xứ Huế. Sâu xa hơn nữa, lời thề ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở thân thương. Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ, đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với những con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với những bài ca điệu hò dân gian dịu ngọt.
Tác giả bài tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc, tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 4
Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút nổi tiếng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông có sở trường về tùy bút và bút kí. Các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường tạo được dấu ấn riêng trong nền văn học nhờ chất trữ tình đằm thắm cùng tư duy đa chiều, giàu chất trí tuệ. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” rút từ tập bút ký cùng tên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1981, sau chiến thắng 1975. Tác phẩm đã tái hiện chân thực, sống động vẻ đẹp của sông Hương, đánh thức linh hồn của cả một vùng đất. Và trong tác phẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của sông Hương ở hai góc nhìn là địa lý và văn hoá lịch sử.
Trước hết, dưới góc nhìn địa lý, sông Hương được miêu tả ở thượng nguồn và ở châu thổ. Ở nơi thượng nguồn, sông Hương như “bản trường ca của rừng già”, với nhiều tiết tấu: khi “rầm rộ” giữa bóng cây đại ngàn, khi “mãnh liệt” qua những ghềnh thác, khi “dịu dàng, say đắm” giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa Đỗ Quyên rừng. Trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông còn giống như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại với những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc để xuống những vực sâu giữa lòng Trường Sơn.
Rồi khi ra khỏi rừng già sông Hương mang vẻ đẹp của sự dịu dàng, trí tuệ. Đến lúc này, mọi sóng gió dữ dội nơi đại ngàn đã không còn nữa mà sông Hương giống như một bến đỗ bình an mà con người vẫn mong đợi sau những thác ghềnh, bão tố. Vẻ đẹp trí tuệ của dòng sông là vẻ đẹp của một con người từng trải biết giấu kín đi sự dữ dội, hoang sơ đằng sau những êm đềm, bình lặng. Sông Hương đã tích tụ cho mình một lượng phù sa lớn để trở thành bà mẹ của một vùng văn hoá xứ sở và sẽ không thể có kinh thành Huế ngày hôm nay nếu như không có sông Hương miệt mài bồi đắp phù sa suốt bao thế kỷ. Rồi sông Hương trở về châu thổ, trở về với Huế – thành phố tình yêu của nó.
Trước khi có sông Hương, Huế là một cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại với những đám “quần sơn lô xô”. Huế hoang dại và đơn điệu như đang thiếu vắng một cái gì đó. Ra khỏi vùng núi, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân. Dòng sông chuyển dòng liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Từ ngã ba tuần sông chảy theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén rồi chuyển hướng Tây Bắc qua Nguyệt Biều, Lương Quán, cuối cùng đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế. Trước khi có thể trở thành người tình êm dịu của mảnh đất này, sông Hương đã phải trải qua một cuộc hành trình dài đầy khó khăn và thử thách.
Khi trôi chảy giữa đôi bờ của ngoại vi thành phố Huế, sông Hương mang vẻ đẹp biến ảo, đa dạng. Khi nó giống đường con thân thể của người con gái, khi thì lại như một tấm lụa mềm mại, khi lại giống tấm gương lớn nhiều màu sắc: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Đến những nơi u tịch với nhiều lăng tẩm với nhiều vua chúa triều Nguyễn, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, như cổ thi. Đến vùng ngoại ô Kim Long, sông Hương bỗng vui tươi hẳn lên. Đó là tinh thần của một người đi xa đã tìm thấy đường về giữa những bãi bờ thân thuộc của quê hương.
Bằng việc sử dụng hàng loạt các động từ cùng các từ ngữ chỉ địa danh, kết hợp với miêu tả và tự sự, tác giả đã làm nổi bật được vẻ đẹp của dòng sông khi xuôi về châu thổ, tìm đến với tình yêu của nó. Khi sông Hương gặp Huế, hai vẻ đẹp như hoà vào làm một. Ngay từ xa, sông Hương đã nhìn thấy cầu Tràng Tiền như vành trăng non nhỏ nhắn in ngần trên nền trời hoàng hôn. Tác giả đã sử dụng một so sánh độc đáo, mới lạ để gợi tả vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền. Cây cầu như một nét bừng sáng tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố cũng như của dòng sông. Các nhánh sông tỏa đi khắp thành phố như muốn ôm trọn Huế vào lòng.
Từ đây, sông Hương giảm hẳn lưu tốc, trôi đi chậm, cực chậm. Tác giả đã dùng nhiều liên tưởng so sánh khác nhau để miêu tả sông Hương. Điệu chảy của dòng sông khiến tác giả hình dung tới sông Nê – va của Leningrad, tới dòng sông thời gian, dòng sông đời người của Hê – ra – clít. So sánh ấy đã làm nổi bật thêm cái vẻ lặng tờ của sông Hương. Điệu chảy rất riêng ấy của sông Hương đã làm nên vẻ đẹp như thực như mơ của Huế. Cuộc gặp gỡ này của sông Hương với Huế như cuộc hội ngộ trong tình yêu với rất nhiều cung bậc cảm xúc.
Rời khỏi kinh thành sông Hương ôm lấy đảo Cồn Hến để lưu luyến ra đi. Rồi đang chảy theo hướng chính Bắc, dòng sông đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố yêu dấu lần cuối. Cái khúc quanh đột ngột này của sông Hương được người ta ví như nỗi vướng bận trong tình yêu. Có thể thấy, dưới góc nhìn địa lý, sông Hương vừa êm đềm, vừa thơ mộng trữ tình nhưng cũng vừa mãnh liệt, hoang sơ. Toàn bộ thuỷ trình của dòng sông giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức của một người con gái, kiếm tìm một tình yêu đích thực trong câu chuyện tình đẹp như cổ tích của mình.
Dưới góc nhìn văn hoá và lịch sử, qua ngòi bút của tác giả, sông Hương không tách rời với đời sống văn hoá của đất cố đô mà hoà nhập với phần văn hoá vật thể của nơi này. Với những “quần sơn lô xô”, với những “đền đài lăng tẩm mang tầm vóc nghìn năm của vua chúa”, với những “rừng thông u tịch”… tất cả những điều đó đã làm nên một quần thể xứ Huế sơn thuỷ, hữu tình.
Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn, sông Hương còn hàm chứa trong nó cả nền văn hoá phi vật thể của Huế. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, sắc áo điều lục – màu tím mà người Huế ưa thích vốn là màu của sương khói trên sông Hương. Nó tựa một tấm voan huyền ảo đến từ thiên nhiên. Dòng sông cũng góp phần làm nên vẻ đẹp êm đềm, phẳng lặng của người Huế. Sông Hương cũng đã khơi nguồn cho biết bao thế hệ nghệ sĩ. Dòng sông trở thành nàng thơ trong tâm hồn thi sĩ với vẻ đẹp đa dạng, biến ảo, không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nhà thơ. Ở thơ Tản Đà, đó là “dòng sông trắng, lá cây xanh” tha thướt, mơ màng.
Ở thơ Cao Bá Quát nó hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh”. Ở thơ Bà Huyện Thanh Quan nó là “nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng. Không chỉ thế, nó còn gắn với những câu hò, điệu hát. Ở sông Hương là sự tồn tại song song giữa hai dòng nhạc cung đình và dân gian. Âm nhạc được sinh ra trên dòng chảy sông Hương khi người nghệ sĩ lênh đênh trên sông Hương, trên một khoang thuyền nào đó, nghe tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya mà nảy sinh cảm hứng viết nên những bản đàn. Chính vì vậy, với Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương giống như một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya thanh vắng.
Khi nhắc đến màu sắc sông Hương chúng ta không thể không nhắc đến một giai thoại đẹp mà nhà văn đã phải kỳ công lục tìm “tôi thích một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Giai thoại này không phải ai cũng biết, kể những người đã sống lâu năm ở Huế. Khi tác giả kể về giai thoại này, câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ít nhiều đã được giải đáp. Và sông Hương không chỉ được đặt trên mối quan hệ với không gian địa lý, với các giá trị văn hoá mà còn được soi ngắm trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm kiếm rất nhiều tư liệu lịch sử về sông Hương trong đó có cả những kiến thức mà không mấy người biết đến kể cả những người sống lâu năm tại Huế. Sông Hương là dòng sông biên thuỳ xa xôi ở thời các vua Hùng. Ở thời trung đại với tên gọi là Linh Giang nó đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam của Đại Việt. Trong thế kỷ mười tám, sông Hương vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. Sông Hương đã sống hết thế kỷ mười chín bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa. Từ đây, sông Hương tiếp tục đi vào thời đại cách mạng tháng Tám, trải qua chiến dịch Mậu Thân và cuộc tổng tiến công 1975. Như vậy, sông Hương luôn vận động xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam. Nó vừa là chứng nhân lịch sử vừa phải gánh vác trên vai nhiệm vụ lịch vụ lịch sử đầy vinh quang. Bởi thế sông Hương đã được gọi là “dòng sông của thời gian ngân vang” bởi nó chứa đựng những âm hưởng hào hùng, bi tráng của lịch sử dân tộc.
Có thể thấy, sông Hương đã được nhìn nhận, miêu tả từ góc nhìn địa lý đến văn hoá lịch sử và trong cả sinh hoạt, phong tục cũng như văn hoá đời sống của nhân dân. Từ tình yêu dành cho sông Hương, dành cho xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện được nhiều vẻ đẹp khác nhau của sông Hương. Tất cả đã được ông thể hiện trong một lối viết tao nhã, hướng nội. Người đọc đã nhận ra được tài năng cũng như tình cảm của nhà văn đối với quê hương, đất nước.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 5
Hoàng Phủ Ngọc Tường được mệnh danh là ông hoàng của thể kí Việt Nam. Những trang kí mà đặc biệt là những trang tùy bút của ông thường đẹp ở lối miêu tả, sâu sắc ở cách cắt nghĩa, lí giải và mãnh liệt cảm xúc. Trong cách viết có sự kết hợp giữa đĩnh đạc, nghiêm cẩn với cái tinh tế, tài hoa, lãng mạn. Ai đã đặt tên cho dòng sông là kết tinh nghệ thuật của ông, tác phẩm đã miêu tả một cách tài hoa vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng.
Bằng cách tiếp cận địa văn hóa, tác giả đã phát hiện ra ở sông Hương vẻ đẹp đa chiều. Từ vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, đến vẻ đẹp chiều sâu văn hóa, tâm hồn con người, từ vẻ đẹp của lịch sử oai hùng đến vẻ đẹp kì diệu, bay bổng lãng mạn trong trí tưởng tượng của tác giả.
Trên phương diện cảnh sắc thiên nhiên, sông Hương cho thấy vẻ đẹp phong phú, đa dạng của nó. Sông Hương khi hùng vĩ ở thượng nguồn, khi lại êm đềm, mơ mộng ở kinh thành Huế. Sông Hương ở thượng nguồn vô cùng dữ dội, mãnh liệt, được tác giả ví như một cô gái Di gan, man dại và phóng khoáng. Khi về đến kinh thành Huế, sông Hương lại mang một khuôn mặt khác hẳn, nếu như thượng nguồn cuộn xoáy, mãnh liệt thì tới đây lại dịu dàng, tha thướt, đầy chất mộng mơ đặc trưng của xứ Huế. Dòng sông Hương, mềm hẳn đi khi bước chân vào kinh thành, những khúc uốn mình, những đường tròn của sông Hương bao quanh Huế đã khiến lòng sông thực sự mềm mại như một tấm lụa để ôm ấp lấy thành phố thân yêu của mình.
Màu sắc của sông Hương thay đổi theo từng địa hình mà nó chảy qua: khi chảy qua lòng vực dưới chân núi Ngọc Tản, nước sông trở nên xanh thẳm, còn nhìn phản quang những màu sắc của ngọn đồi phía Tây Nam thành phố thì: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Sự biến đổi đó cho thấy sông Hương như một tấm gương, đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp biến ảo của dòng sông. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp hình dạng, màu sắc, vẻ đẹp của sông Hương còn thể hiện qua sắc thái, với hai sắc thái chính là hung bạo và trữ tình. Khi sông Hương sôi nổi, trẻ trung, chủ động, lúc lại trầm mặc, cổ kính như triết lí, như cổ thi. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên muôn hình muôn vẻ, đa dạng màu sắc. Trên phương diện cảnh sắc thiên nhiên dù ở thượng nguồn hay khi chảy trong lòng thành phố Huế, sông Hương đều chứng tỏ nó là sự sáng tạo hoàn mĩ của tạo hóa, một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho đất Huế.
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông trên phương diện tự nhiên, mà tác giả còn đi sâu khám phá vẻ đẹp trong chiều sâu văn hóa của nó. Trước hết sông Hương mang đặc điểm tâm hồn của con người xứ Huế. Bằng quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vô cùng nghiêm túc tác giả đã nhận thấy một điều rất đặc biệt: “có một cái gì rất lạ với tự nhiên và giống với con người nơi đây”. Như thế có nghĩa là sông Hương không đơn thuần chỉ là vẻ đẹp tự nhiên mà nó còn là kết động rõ nét và đầy đủ của tất cả vẻ đẹp con người xứ Huế. Dòng chảy cuộn chảy cũng như con người khỏe khoắn của xứ Huế, còn dòng chảy dịu êm lại là vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của con người nơi đây. Chỉ với con sông này nhưng ta thấy đầy đủ tính cách, tâm hồn Huế, vừa mạnh mẽ táo bạo, vừa dịu dàng, sôi nổi, trẻ trung.
Sau vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn con người đất Huế, tác giả tiếp tục chứng minh chiều sâu văn hóa trên phương diện âm nhạc và thi ca. Dòng sông Hương trong lòng thành phố với tốc độ chậm rãi, khoan thai như một điệu slow tình cảm, chính nhịp điệu này đã nói lên cái thần, cái hồn rất riêng của nhã nhạc cung đình Huế, đó là sự khoan thai, dìu dặt, trang trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn khai thác dòng sông Hương ở phương diện thi ca. Bằng vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng, tác giả đã chứng minh vô cùng thuyết phục, sông Hương đã tạo nên dòng thi ca riêng cho văn học. Từ dòng sông lung linh biến ảo màu sắc tác giả đưa người đọc đến dòng sông sức mạnh khí thế trong thơ Cao Bá Quát. Từ không khí bảng lảng trong thơ Bà Huyện Thanh Quan tác giả lại đưa người đọc đến với dòng sông ân tình, thắm thiết trong thơ Tố Hữu. Bằng những dẫn chứng thuyết phục, đa dạng tác giả đã cho thấy vẻ đẹp đa chiều của sông Hương.
Sau vẻ đẹp sông Hương trên góc nhìn văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp tục nhìn nhận sông Hương ở bề dày lịch sử. Sông Hương ghi tên mình từ thuở sơ khai, từ thời đại các vua Hùng nó được coi là dòng biên thùy xa xôi của đất nước. Trong thời kì trung đại, sông Hương mang tên Linh Giang, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới tổ quốc. Trong cuộc cách mạng tháng Tám, Huế là một trong ba nơi giành thắng lợi vẻ vang nhất, cách mạng tháng Tám đã phủ lên sông Hương một lớp hào quang chói lọi với chiến công lật đổ thành trì chế độ phong kiến và sự đô hộ của Pháp…. Điểm nhanh các mốc lịch sử theo chiều thời gian đã cho thấy bề dày lịch sử của dòng sông song hành với vận mệnh phát triển của đất nước. Nhìn vào những mốc son cũng như những đau thương mất mát của dòng sông này ta thấy lịch sử Huế và con người Huế: đau thương nhưng quật khởi, bi tráng nhưng cũng vô cùng hào hùng, hiển hách.
Qua các phương diện cảnh sắc thiên nhiên, chiều sâu văn hóa, bề dày lịch sử, sông Hương đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ, đáng trân trọng. Nhưng để ấn tượng về dòng sông Hương thêm đậm nét, tác giả còn tái hiện nó trong trí tưởng tượng của mình với diện mạo, tâm hồn riêng. Toàn bộ trường liên tưởng của tác giả về sông Hương được quy chiếu về hình ảnh người con gái Huế rất Huế, bởi vậy hình ảnh dòng sông càng trở nên đẹp đẽ hơn. Khi dòng sông Hương ở thượng nguồn, dòng chảy dữ dội, mãnh liệt đi qua trí tưởng tượng của tác giả là một cô gái Digan phóng khoáng, man dại. Bằng trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã biến dòng sông Hương ở thượng nguồn thành một người con gái khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, mang vẻ đẹp thuần khiết vẫn còn đôi chút hoang dã.
Bắt đầu vào thành phố, sông Hương có sự thay đổi toàn diện, nhanh chóng về cả diện mạo và tính cách. Sự thay đổi mạnh mẽ của sông Hương theo tác giả chính là cuộc gặp gỡ giữa sông Hương với người tình mong đợi của nó – Huế. Hình ảnh so sánh độc đáo đã cho thấy sông Hương phải trải qua sự chờ đợi, thử thách trong khoảng thời gian rất dài, “phải nhiều thế kỉ đi qua”. Chính vì vậy sông Hương được đền đáp bằng mối tình đẹp đẽ đầy mơ mộng.
Sau sự lấy thức đầy ân tình của người tình mong đợi, sông Hương bừng tỉnh để sống trọn vẹn với tất cả cung bậc cảm xúc. Ra khỏi vùng núi, sông Hương đổi hướng liên tục, một cách thật chủ động, mạnh mẽ, với trí tưởng tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đó chính là biểu hiện của một cá tính sôi nổi, trẻ trung, táo bạo của trái tim yêu nồng nhiệt. Vượt qua những trở ngại, nhìn thấy thành phố sông Hương tươi tắn hẳn lên, bởi đã được gặp người tình của mình. Đằng sau sự táo bạo, sôi nổi lại là một người con gái hết sức dịu dàng, nữ tính.
Bởi vậy, sau khi đã chính thức chảy trong lòng thành phố, sông Hương trở về với vẻ dịu dàng, tha thướt của mình. Sông Hương dịu dàng, e ấp, dồn hết cả sự tinh tế, tao nhã trong tiếng đàn để dành tặng cho thành phố bản đàn lúc đêm khuya, lúc này sông Hương chính là một tài nữ đang gảy đàn. Vì mang nặng ân tình với xứ Huế, nên khi phải rời xa thành phố, dòng sông Hương còn đột ngột đổi dòng, để gặp lại thành phố lần cuối tại góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ. Khi buộc phải ra đi, sông Hương rời đi với lời thề sâu sắc: “Còn non còn nước còn dài, còn về con nhớ …” mà tác giả cảm nhận trong câu hò vang vọng khắp lưu vực sông Hương.
Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa, bằng trí tưởng tượng phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất vẻ đẹp của sông Hương. Khung cảnh xứ Huế đã làm ta thêm yêu con người, mảnh đất nơi đây.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 6
Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế. Bởi vậy mà, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút “ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc.
Trước hết, sông Hương là “bản trường ca của rừng già”. Sông Hương gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài gợi dậy cái dư vang của trường ca.
“Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Digan phóng khoáng man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Đây là một liên tưởng thú vị độc đáo. Bằng việc ví sông Hương với cô gái Digan, tác giả đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Sông Hương hiện lên như một con người có cá tính, có tâm hồn với vẻ đẹp hoang dại đầy tình tứ. Khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cách gọi này giúp người đọc có thêm một cách nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ đầy chất thơ. Sông Hương còn là một đấng sáng tạo. Nó đã tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng xứ sở.
Nhà văn tiếp tục hình dung sông Hương như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây, thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Thủy trình của sông Hương được miêu tả với sức sống mới, vóc dáng mới. Dòng sông chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột uốn mình qua những đường cong thật mềm. Hành trình khá gian truân, vượt qua nhiều thử thách: “từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Những câu văn miêu tả dòng chảy địa lý tự nhiên của dòng sông, biến dòng chảy ấy trở thành một hành trình của người con gái đẹp duyên dáng.
Vào giữa lòng thành phố, sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biến bãi xanh biếc”. “Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình”. Sông Hương phẳng lặng đã khiến cho cảnh vật phố Huế trở nên mộng mị, ảo diệu, nhẹ nhàng. Sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Sông Hương như một giai điệu chậm rãi khiến cho mọi cảnh vật, mọi thứ xô bồ như một phút lặng. Sông Hương còn được ví với “tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Tác giả đã gợi đến một nét đẹp văn hóa của Huế gắn với dòng sông thơ mộng: nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc phải được biểu diễn trên sông vào đêm khuya mới cảm nhận hết được vẻ đẹp âm nhạc và màu sắc văn hóa đặc trưng ở nơi đây.
Khi rời khỏi thành phố, sông Hương như một “người tình thủy chung”. Khúc ngoặt về hướng Đông của dòng sông trong con mắt của người nghệ sĩ là biểu hiện của nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng để nói lời thề trước khi đi xa.
Dòng sông Hương là dòng sông của lịch sử, của thi ca. Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca, ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Từ dòng sông biên thùy của các vua Hùng, đến bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt thời trung đại. Thế kỉ mười tám nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của các cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám của những chiến công rung chuyển. Không chỉ lịch sử mà còn là thi ca. Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình. Nó luôn mang vẻ đẹp mới. Nó có khả năng khơi nguồn cảm hứng mới cho các nhà văn nghệ sĩ. Một cảm hứng vô tận, nhiều sắc màu.
Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 7
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, với dòng sông Hương hiền hòa chảy. Có lẽ ông có duyên với mảnh đất và con người nơi đây nên những gì ông viết thường rất bình dị, mộc mạc nhưng lãng mạn và trữ tình. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông này” được xem là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi khắc họa rõ ràng từng đường nét và vẻ đẹp đa chiều của dòng sông Hương. Một vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, nên thơ và rất mực cổ kính.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” được viết theo thể kí, một thể loại có thể ghi chép lại cảm xúc, tâm tư tình cảm, những dòng cảm xúc bất chợt, suy nghĩ bất chợt một cách sâu sắc nhất. Có lẽ chính thể loại này đã khiến cho bài kí đi vào lòng người đọc một cách chân thành như vậy. Vẻ đẹp của dòng sông Hương theo ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên một cách đầy ấn tượng, một vẻ đẹp khiến cho người đọc ngỡ ngàng, sửng sốt.
Sông Hương là dòng sông “duy nhất” chảy qua lòng thành phố Huế nên nó mang những nét đẹp riêng mà không có dòng sông nào có được. Hình như Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tự hào vì điều này, tự hào với một tình yêu sông Hương đến mê đắm.
Vẻ đẹp dòng sông Hương ẩn hiện dưới ngòi bút tinh tế và một tình yêu tha thiết đã khiến cho nó càng trở nên mê đắm đối với người đọc. Sông Hương được nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khía cạnh, từ chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Nhưng dù ở góc độ nào thì sông Hương vẫn mang một nét đẹp riêng rất Huế.
Ở vùng thượng nguồn, sông Hương mang một vẻ đẹp không nơi nào có được. Đó là hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại” có tâm hồn ‘tự do và trong sáng”. Vẻ đẹp ấy được ngôn ngữ của tác giả ưu ái đã khiến nó đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vẽ lên từng đường nét đầy mê hoặc, sông Hương như “bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ một màu hoa đỏ hoang dại, đơn sơ giữa núi rừng ấy đã phần nào làm toát lên vẻ đẹp bình dị nhưng đầy sức ám ảnh của dòng sông hương. Như vậy vẻ đẹp của sông hương ở vùng thượng nguồn là vẻ đẹp mê đắm, hoang dại và không kém phần tinh tế. Có lẽ đây là nét đặc trưng của sông Hương , của Huế.
Và sông Hương được biết đến là dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất, chỉ đến với Huế và thuộc về Huế, như một mối duyên ngầm có từ lâu đời. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trầm tích, nhiều thăng trầm, nhưng không kém phần dịu dàng và quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng huế”. Thật tài tình và thật lãng mạn biết bao nhiêu dòng sông của Huế mộng mơ.
Khi sông hương rời thượng nguồn về với thành phố xinh đẹp thì nó trở nên lãng mạn và đắm say. “Cô gái digan” ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm, trầm mặc như triết lí, như cổ thi…cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng muốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Một đoạn văn nhẹ nhàng và không kém phần tình tứ, đầy duyên dáng của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp sông Hương lúc về thành phố. Từng đường nét mềm mại, đầy mê hoặc của sông Hương thực sự khiến người đọc ngỡ ngàng. Với lối viết gần gũi nhưng chân thành, tác giả đã mon men đi sâu vào tâm hồn người đọc những cảm xúc trong trẻo, chân thành nhất.
Sông hương như một “nàng thơ’ đắm mình trong thành phố, và đắm mình trong những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông hương còn là dòng sông chứng kiến biết bao đổi thay của Huế, của những thăng trầm lịch sử “vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân”, “dòng sông của thời gian ngân vang, của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…”. Như vậy, sông Hương không chỉ tồn tại như vậy, nó còn là nhân chứng của lịch sử đất nước, của những tháng năm không thể nào quên đi.
Từ một dòng sông hoang dại, phóng khoáng, sông Hương đã trở nên dịu dàng, tài hoa và đầy ý chí kiên cường.Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc tường nói chung, với nhân dân Huế nói chung thì sông Hương chính là một biểu tượng đẹp đẽ nhất tạo nên vẻ đẹp Huế suốt mấy nghìn năm lịch sử. Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và một tấm lòng yêu thương của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Một vẻ đẹp rất riêng, rất dịu dàng, rất huế khiến người đọc muốn một lần đến đó tận hưởng.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 8
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn chuyên viết về bút kí, một loại văn giàu tính chân thực của đời sống. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự keets hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy tổng hợp đa chiều đa diện. Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất nhiều trong đó tập bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” 1986 là một tập văn tiêu biểu. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được lấy làm tựa đề cho tập bút kí nói trên là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần đầu bài bút kí này tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp đa chiều đa diện của dòng sông Hương xứ Huế trong mối quan hệ với địa lí lịch sử thi ca. Tìm hiểu sâu sắc bài bút kí chúng ta sẽ thấy được sắc diện và tâm hồn của dòng sông Hương thơ mộng.
Bài viết mang tính bút kí nên nhà văn khi giới thiệu về dòng sông Hương tác giả bắt đầu từ phía thượng nguồn của dòng sông. Một nhận xét chung của tác giả về dòng sông Hương khi ở thượng nguồn “là một bản trường ca của rừng già”. Bản trường ca này thể hiện hai cung bậc mạnh mẽ hoang dại và dịu dàng say đắm.
Trước hết vì dòng sông sinh ra giữa rừng già giữa đại ngàn nên nó mang âm hưởng của vùng núi cao vực sâu, nó ‘rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn’. Tuy nhiên “cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Cũng có lúc nó “phóng khoáng và man dại như cuộc đời của cô gái Digan” ở vùng nước Nga xa xôi.
Ngoài những dáng vẻ nói trên, cái nhìn tổng thể của nhà văn là sông Hương ở phía thượng nguồn có “tâm hồn sâu thẳm”, “đã đóng kín ở cữ rừng và ném chìa khóa trong những hang đá’ như giữ nguyên điều bí ẩn của mình. Qua vài nét phác thảo của nhà văn sông Hương phía đại ngàn có sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng đầy cá tính bí ẩn. Khác với sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương khi về phía đồng bằng ở ngoại vi thành phố Huế đã có một hình dáng và một màu sắc mới. Đó là sông Hương luôn uốn lượn xanh thẳm và trầm mặc.
Khi “ra khỏi vùng núi”, sông Hương “chuyển mình một cách liên tục” nó vòng khúc nó vặn mình, khi thì “theo hướng nam bắc”, khi “sang hướng tây bắc”, khi “về phía đông bắc”, rồi “xuôi dần về Huế”. Về với vùng thấp sông Hương “mềm như tấm lụa xanh thẳm”. Nhìn chung sông Hương khi về phía đồng bằng nó chạy qua những vùng đồi những rừng thông có lăng mộ của các vua chúa với giấc ngủ nghìn năm nên sông Hương có “vẻ đẹp trầm mặc nhất”.
Nếu như sông Hương ở phía thượng nguồn hoang dã man dại thì sông Hương khi về đồng bằng có vẻ đẹp uốn lượn trầm mặc. Đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tả một cách cụ thể và tinh tế hơn. Đoạn sông này vừa mang dáng dấp xanh thẳm dịu dàng của đoạn sông ở phía ngoại ô nhưng lại vừa có nét rất riêng của nó là mềm mại dịu dàng yên tĩnh.
Sông Hương “khi giáp mặt thành phố”, nó “vui tươi hẳn lên”. Nét nổi bật của dòng sông qua thành phố là “uốn một cánh cũng rất nhẹ” rồi “mềm hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Khi đi qua thành phố sông Hương “trôi đi chậm thực chậm cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”.
Nếu như liên hệ với dòng sông Neva ở nước Nga xa xôi chảy qua thành phố với tốc độ rất nhanh “không kịp cho lũ hải âu nói điều gì với ban” thì sông Hương lại “chảy lặng lờ” như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” và khi bắt đầu ra khỏi Huế “con sông như ngập ngừng vấn vương” một nỗi lòng. Đúng như nhà thơ Thanh Hải viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Ở những phần trên của bài bút kí nhà văn đặt dòng sông Hương trong mối quan hệ với những đại ngàn với những lăng tẩm trầm mặc, với thành phố Huế mộng mơ để mà ca ngợi vẻ đẹp của nó. Thì đến đoạn cuối của đoạn trích này nhà văn đã đặt dòng sông trong mối quan hệ với lịch sử và thơ ca của dân tộc, để từ đó nói lên vẻ đẹp mang tính tầm vóc của dòng sông.
Theo tác giả sông Hương có quan hệ với lịch sử dân tộc từ rất lâu đời. Nó là “dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng”, là “biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, là “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” ở thế kỉ 18, nó gắn với “những cuộc khởi nghĩa bi tráng” của nhân dân ta thế kỉ 19, nó chứng kiến “những chiến công rung chuyển của thời đại cách mạng tháng tám”, nó “cổ vũ nồng nhiệt cho chiến công năm Mậu Thân”.
Không những gắn liền với lịch sử mà sông Hương còn là một dòng sông thi ca. Điều đặc biệt của sông Hương là bất cứ nghệ sĩ nào phản ánh về nó cũng không lặp lại nhau không trùng nhau về ý nghĩa sáng tạo. Đã rất nhiều thi nhân viết về sông Hương với những vẻ đẹp rất khác nhau. Với Tản Đà là “dòng sông trắng lá cây xanh”, với Cao Bá Quát là “như kiếm dựng trời xanh”, với bà huyện Thanh Quan là “bóng chiều bảng lảng”, với Tố Hữu là “dòng sông gắn liền với sức mạnh tâm hồn”.
Với một vốn kiến thức phong phú uyên bác về lịch sử văn hoá văn chương, với một văn phong tao nhã hào hoa tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên một chân dung về sông Hương với một vẻ đẹp rất đa chiều đa dạng.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 9
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa.
Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích lũy cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm.
Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… “hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng có những lúc sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Viết tùy bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy tùy theo cảm hứng”. Đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, khi ông so sánh “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Hương là đứa con của rừng già với một tâm hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”.
Với đôi mắt khảo sát nghiêm túc của nhà địa lí có một tầm văn hoá sâu rộng, kết hợp vốn ngôn từ nghệ thuật phong phú mượt mà giàu chất thi họa, Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện thủy trình của sông Hương từ vùng trung du trở xuống, nó liên tục chuyển dòng, “theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Nhà văn đã đặt sông Hương vào giữa cảnh quan núi đồi, lăng tẩm, bãi biển vùng ngoại ô tây-nam thành phố Huế, gương mặt Hương Giang trong xanh phẳng lặng tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương như một chủ thể có ý thức góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của xứ Huế. Và trước khi về với Huế, sông Hương trôi lặng thầm giữa một vùng không gian “Bốn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”.
Giữa đám quần sơn lô xô, ở phía tây thành Huế, nơi dành cho giấc ngủ ngàn năm của các bậc vua chúa thời Nguyễn, sông Hương hiện ra với vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi kéo dài mãi “giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”. Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc…, nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”. Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cũng rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô.
Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Seine của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,… Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.”
Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn hoá Huế, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong thì hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hoà, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử. Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.
Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.
Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Tản Đà thấy “dòng sông trắng, lá cây xanh”. Hàn Mặc Tử thì lại so sánh tôn vinh sông Hương như sông ngân hà: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay”. Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng “con sông dùng dằng con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần mê đắm:
“Con sông đám cưới Huyền Trân
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ
Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”
Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân.
Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc.
Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 10
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông Hương trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.
Có lẽ vì đặc trưng của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của Huế. Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca “dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế”, dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của mảnh đất này.
Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Digan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút. Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ với một vài chi tiết mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương. Có lẽ đây chính là đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của thời tiết.
Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông Hương tựa như “Cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”. Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính.
Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.
Sông Hương khi chảy về thành phố có sức hấp dẫn tuyệt vời đối với người đọc. Ở đây chúng ta nhận ra một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, rất mực tài hoa của tác giả. Ông vẽ lên vẻ đẹp của sông Hương không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả trái tim đầy tình yêu thương. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng” – một vẻ đẹp đầy màu sắc của câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp. Và sông Hương bỗng “chuyển dòng liên tục” “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Một sự diễn tả quá trữ tình, quá độc đáo khiến người đọc khó cưỡng lại được vẻ đẹp tuyệt vời này.
Sông Hương vừa mềm mại, vừa dịu dàng “mềm như tấm lụa”, có khi ánh lên những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sự chuyển đổi màu sắc theo mùa, theo thời gian như thế này đã làm nên một nét đặc trưng cho những ai muốn ngắm nhìn sông hương thật lâu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông Hương như vẽ, vẽ lên một bức tranh hoàn mĩ và tuyệt vời nhất về dòng sông huyền thoại này. Sông Hương tạo nên nét đẹp của đất cố đô Huế, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử. Thú vị nhất là đoạn sông Hương chảy trong lòng Huế, tác giả cứ ngỡ rằng sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui hẳn lên.
Vẻ đẹp của dòng sông này được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như điệu slow chậm rãi sâu lắng, trữ tình… Một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể dứt ra.
Sông Hương còn là chứng nhân lịch sử, là “người” chứng kiến sự đổi thay của cố đô Huế từng ngày. Trong sách Dư địa chí “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ…”
Có thể nói rằng để cảm nhận sông Hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và thương tha thiết dòng sông thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút kí đầy sắc bén và tình cảm này. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông Hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang.
Phân tích Vẻ đẹp của sông Hương- Mẫu 11
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài bút kí nổi tiếng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là một nhà văn mang nặng ân tình với xứ Huế. Tác phẩm của ông đã lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương, con sông mang đậm đặc trưng và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả trình bày dưới dạng ký, thể loại văn ghi lại cảm xúc cũng như tình cảm của con người một cách sâu sắc và súc tích nhất. Thể loại này đưa bài kí vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân thành. Qua giọng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương hiện lên thật ấn tượng, với một vẻ đẹp thơ mộng đến ngỡ ngàng. Con sông này chính là dòng chảy duy nhất qua thành phố Huế, chính vì điều đó nên nó mang một đặc trưng riêng của xứ Huế mà không nơi nào có được. Có lẽ không chỉ tác giả mà những người dân xứ Huế cũng rất tự hào vì điều này.
Dưới ngòi bút tinh tế, sâu sắc cùng tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông đã trở nên lộng lẫy, mê hoặc người đọc. Con sông hiện lên với nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, với chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Và dù cho dưới góc độ nào thì sông Hương vẫn rất đẹp và nên thơ như thế.
Đầu tiên, tác giả muốn nói đến sông Hương ở vùng thượng nguồn. Đó là một vẻ đẹp mà không lẫn vào đâu được. Hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại; tự do và trong sáng” được tác giả ưu ái khiến cho bóng dáng ấy đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Sông Hương còn được tác giả vẽ lên một cách đầy mê hoặc, đó là sông Hương như bản trường ca của rừng già; rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”. Dường như chỉ có duy nhất màu đỏ, một màu sắc đầy hoang dại ấy mới toát lên được vẻ đẹp đầy sức ám ảnh nhưng lại rất đỗi bình dị của sông Hương. Vẻ đẹp của con sông ở vùng thượng nguồn chắc chắn là một vẻ đầy mê đắm và tinh tế. Và đây cũng chính là đặc trưng của xứ Huế nên thơ và trữ tình.
Hơn thế nữa, sông Hương là dòng sông duy nhất thuộc về thành phố Huế. Chính vì thế nên vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trải qua nhiều thăng trầm nhưng cũng rất đỗi bí ẩn, quyến rũ của cố đô Huế. Trong con mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng Huế”. Dòng sông thật đẹp và lãng mạn biết bao.
Để rồi khi sông Hương về với thành phố mộng mơ, rời xa thượng nguồn thì con sông lại trở nên mê đắm hơn bao giờ hết. Cô gái digan hoang dại ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẫm, trầm mặc như triết lý…; cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng như mềm hẳn đi, như một tiếng vang không nói ra của tình yêu.” Những câu văn thật nhẹ nhàng nhưng vô cùng tình tứ, lãng mạn được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương khi về với thành phố Huế. Những đường nét mềm mại, mê đắm của sông Hương khiến cho tất cả ai khi đọc cũng đều cảm thấy sửng sốt, ngỡ ngàng, và cứ thế sông Hương len lỏi vào trong lòng người đọc một cách chân thực nhất.
Không chỉ vậy, đối với cố đô Huế, sông Hương còn là một nhân chứng đã cùng chứng kiến biết bao đổi thay, cùng những thăng trầm của thành phố Huế. Sông Hương cứ thế tồn tại như vậy, trải qua biết bao sự việc, cùng những năm tháng không thể nào quên của cố đô Huế nói riêng và thành phố Huế nói chung.
Chỉ với những câu văn giản dị, tinh tế, cùng với tình yêu chân thành tha thiết đối với mảnh đất và con người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh dòng sông Hương thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Dòng sông Hương trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho ai đã từng đọc qua đều mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình trong những gì nên thơ nhất của xứ Huế.
Lời kết
Bài viết bao gồm dàn ý chi tiết và top những bài văn phân tích vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) theo mẫu chọn lọc và giúp các em học sinh có thể làm tốt bài văn phân tích của mình.