Những bài văn tả cô giáo lớp 5 hay nhất

Hướng dẫn

Tập làm văn lớp 5: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp

Bài làm 1

“Này, Minh đến tiết mục trình diễn áo dài rồi kìa! Ôi! Cô này mặc đẹp quá!”. Nhìn theo hướng tay của chị gái chỉ trên sân khấu, tôi nhìn thấy một cô người mẫu uyển chuyển bước đi trong tà áo dài màu tím thanh tao. Chiếc áo dài màu tím đó khiến tôi nhớ đến cô giáo Lan – người đã dạy tôi năm lớp 4.

Phải rồi, hồi ấy, chính nhờ tà áo dài màu tím này mà tôi và các bạn trong lớp ấn tượng ngay dáng người dong dỏng cao của cô khi cô dắt xe đạp vào cổng trường trong ngày khai giảng. Hôm đó trông cô duyên dáng vô cùng. Thường ngày khi lên lớp, cô chi giản dị trong chiếc quần đen và chiếc áo sáng màu nhưng chỉ thế thôi mà chúng tôi cũng thấy cô năng động trẻ trung hơn rất nhiều so với tuổi ngoài ba mươi của cô. Suối tóc dài, đen huyền mềm mại buông lơi làm tăng thêm sự dịu dàng, hiền từ cho khuôn mặt trái xoan của cô. Cô có làn da trắng hồng và đôi mắt đen tròn, đã bao lần nhìn chúng tôi một cách trìu mến.

Cô yêu chúng tôi lắm! Tuy cô không nói ra nhưng lớp tôi bạn nào cũng hiểu điều này. Có một kỉ niệm mà tôi không thể nào quên được. Kỉ niệm về tình yêu thương của cô dành cho chúng tôi. Hôm ấy, trời rất nắng và nóng, chúng tôi bị nhà trường yêu cầu chuyển sang học ở trường mầm non bên cạnh. Trời nắng gay gẳt, cái nắng như thiêu như đốt làm bạn nào cũng khát nước. Lúc ấy, cô cầm chiếc bình con đi xin nước ở các lớp về cho chúng tôi. Ngồi uống những cốc nước do cô mang về, tôi thấy thật cảm động, nhất là khi nhìn những giọt mồ hôi chảy ròng ròng trên trán cô. Còn cô, nhìn chúng tôi uống nước, cô nờ nụ cười rất tươi, khuôn mặt cô rạng rỡ, hạnh phúc. Yêu chúng tôi là vậy nhưng cô rất nghiêm khắc. Trong giờ học, bạn nào nói chuyện là cô nhắc nhở ngay. Cô giảng bài rất hay và dễ hiểu. Giờ Tập đọc, với chất giọng nhẹ nhàng, truyền cảm, nét mặt tươi vui, cô đưa chúng tôi vào thế giới mới, kì lạ dầy sắc màu cuộc sống. Giờ toán, giọng cô trở nên sôi nổi. Với viên phấn mềm mại trong tay, cô dưa ra cho chúng tôi bao cách giải hay, sáng tạo. Cứ thế, cô kiên trì dìu dắt chúng tôi từng bước cho đến hết năm học lớp 4. Cô vui khi chúng tôi được điểm tốt, cô buồn khi chúng tôi mất trật tự hay lười học. Cô Lan là thế đấy. Cô cứ mãi chỉ bảo chúng tôi bao điều hay lẽ phải chi với một mong muốn là chúng tôi ngày càng ngoan ngoãn và học giỏi hơn.

Tôi luôn nhớ giọng nói, ánh mắt, nụ cười cùng sự quan tâm cùa cô đối với lớp chúng tôi. Những lời dạy dỗ của cô sẽ mãi mãi là nguồn động viên cho tôi cố gắng trong những bước đi tiếp theo của cuộc đời.

Lưu Thuỳ Minh – Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

1.Những ưu điểm cần học tập

Thuỳ Minh nhớ đến cô giáo của mình qua một tình huống rất đặc biệt: “chiếc ảo dài màu tím”. Chính chiếc áo dài này cùng với “dáng người dong dỏng cao” của cô đã tạo ấn tượng ngay từ ngày đầu tiên gặp đối với Minh và các bạn trong lớp. Bạn cũng đã lựa chọn được một số chi tiết tiêu biểu cho vẻ ngoài của cô để miêu tả như: trang phục, mái tóc, khuôn mặt, làn da, đôi mắt,… Đặc biệt, bạn tập trung miêu tả tính cách của cô qua hành động tưởng là rất nhỏ: cô đi xin nước cho học sinh uống vào ngày hè nóng nực. Hành động này cho thấy cô giáo của bạn là người giáo viên tận tâm với học sinh, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Không những vậy, cô còn là người giáo viên có năng lực vững vàng “Cô giảng bài rất hay”, có phương pháp làm việc nghiêm khắc “Bạn nào mà nói chuyện là cô nhắc nhở ngay”. Cô đã để lại một hình ảnh đẹp không thể phai trong ký ức của bạn cũng như các bạn học sinh trong lớp.

Bài văn bạn viết giản dị, mộc mạc, nhưng giàu cảm xúc. Phần kết bài hay, có nhiều ý nghĩa.

2.Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

– Bài viết còn mắc lỗi dùng từ.

Bài luyện tập:

1.Chi ra lỗi dùng từ ở các câu văn sau và chữa lại cho đúng:

a)Cô có làn da trắng hồng, và đôi mắt tròn, to, đen lay láy đã bao lần nhìn chúng tôi trìu mến.

b)Cô cứ mãi chỉ bảo chúng tôi bao điều hay lẽ phải chỉ với một mong muốn là chúng tôi ngày càng ngoan ngoãn và học giỏi hơn.

Loading…
Xem thêm:  Soạn bài Ông Đồ

2.Viết một đoạn văn tả ngoại hình hoặc tính tình cùa cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.

Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã để lại ấn tượng tốt đẹp.

Bài làm 2

Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng. Cô đã dạy em năm lớp bốn, nay tiếp tục làm chủ nhiệm lớp năm em đang học. Mỗi năm em lên một lớp và được học một cô hoặc thầy giáo mới. Riêng hai năm cuối cấp, em được học cô Hằng. Cô đã dạy em ở lớp bốn, nay lại tiếp tục làm chủ nhiệm lớp năm em đang học.

Cô có dáng người thanh thanh, nước da trắng hồng. Mái tóc đen mượt, óng ả, buông xuống ngang lưng, có cài chiếc kẹp sáng loáng sau gáy. Đôi mắt cô mở to dưới cặp lông mày thanh mịn. Đôi mắt ấy mỗi lần nhìn chúng em vừa bao dung vừa trìu mến. Trên khuôn mặt trái xoan, mỗi khi có điều gì vui, cô lại hé nụ cười tươi với đôi hàm răng trắng bóng, đều đặn và cặp môi tươi tắn. Cô ăn mặc rất giản dị, thường là chiếc quần lụa đen và áo kẻ ca rô màu sẫm. Chân cô đi dép nhựa đế dày, bước đi nhanh nhẹn.

Giờ lên lớp, cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng nói của cô nhỏ nhẹ, nét mặt vui tươi. Chương trình lớp năm có nhiều bài khó. Chỗ nào chúng em chưa thật hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Giờ chính tả, cô đọc to và rõ. Trước khi đọc, cô còn nhắc nhở, dặn dò để chúng em chú ý viết đúng chữ hoa và các vần khó. Giờ làm văn, cô luyện cho chúng em thói quen làm dàn ý, gợi cho chúng em tìm những từ khác nghĩa, diễn đạt ý được sinh động. Cô chấm bài cho chúng em thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ. Chẳng những chú trọng các môn tiếng Việt, Toán, cô còn hướng dẫn chu đáo để chúng em đạt điểm tốt về tất cả các môn học khác. Cô nhẹ nhàng khuyên những bạn hay nói chuyện trong giờ học. Đối với những bạn lười học, cô ghi sổ liên lạc gửi cho gia đình cùng phối hợp giáo dục, nhắc nhở. Cô chưa bao giờ phải to tiếng hoặc xỉ mắng một học sinh nào mà lớp vẫn trật tự kỉ luật tốt. Chi đội thiếu niên lớp em là một chi đội mạnh. Cô quan tâm đến mọi hoạt động của đội, hỗ trợ mọi phong trào, để ý từ việc hàng ngày có đội viên nào đi học mà quên đeo khăn quàng đỏ không. Thỉnh thoảng cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện lí thú, gợi cho mọi người đoàn kết thương yêu, cùng nhau làm việc tốt, tránh điều xấu.

Đối với em, cô Hằng là người mẹ thứ hai. Mai đây khôn lớn, dù đi bất cứ nơi đâu, làm việc gì, em vẫn nhớ mái trường quen thuộc của thời thơ ấu. Ở đó có cô giáo Hằng thân yêu và bao thầy cô khác đã dìu dắt em nên người.

Trần Lưu Phương – Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, cách chia đoạn hợp lý.Ở đoạn tả hình dáng của cô giáo Hằng, bạn tả khá cụ thể, chân thực. Trong khi quan sát và miêu tả, bạn đã lựa chọn được một số nét nổi bật, nét riêng về hình dáng cùa cô giáo, khó có thể lẫn với người khác như: “vóc người tầm thước”, “cài chiếc cặp súng loáng sau gáy”, “đôi mắt mờ to dưới cặp lỏng mày thanh mịn”, “ăn mặc giản dị thường là chiếc quản lụa đen và chiếc ảo kè ca rô màu sẫm”, “chân cô đi dép nhựa”, “bước đi nhanh nhẹn”…

Bạn viết rất tốt đoạn tả tính tình cùa cô giáo qua những chi tiết cụ thể, phong phú. Đọc bài văn cùa bạn, chúng ta nhận thấy một cô giáo rất yêu nghề, nhiệt tình, tận tâm với học sinh nhưng cũng vẫn dịu dàng, bao dung “Cớ chưa hao giờ to tiếng hay xi mang một học sinh nào”, “cỡ còn kè cho chủng em nghe nhiều câu chuyện lý thú, gợi cho mọi người đoàn kết thương yêu, cùng nhau làm việc tot, tránh điều xâu”.

Phần kết bài bạn viết hay, cảm động, nói lên được suy nghĩ và tình cảm của bạn với cô giáo Hằng và các thầy cô giáo khác.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

Ở đoạn tả tính tình của cô giáo, bạn nên viết một số câu văn miêu tả cho sinh động, hấp dẫn hơn, bộc lộ được tình cảm suy nghĩ cùa mình rõ hơn.

Bài luyện tập

1. Viết lại một số câu văn sau cho sinh động, hấp dẫn hơn:

a. Giờ Chính tả, cô nhức chúng em viết đúng chữ hoa và các vần khó.

b. Cô chấm bài cho chúng em thật kỹ, sửa từng lỗi nhỏ.

c. Cô chưa hao giờ phải to tiếng hoặc xỉ mang một học sinh nào mà lớp vẫn trật tự kỉ luật tốt.

2. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *