Đề bài: Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát.
Bài làm
Nhà thơ Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ tên tuổi sống trong thời kỳ xã hội mà người ta chỉ coi trọng những người ở khu vực Nam kỳ hơn người Bắc. Chính sự bất cập này gây ra nhiều nỗi bất bình, trong thời kỳ nhà Nguyễn. Cao Bá Quát là người có bản lĩnh, ý chí anh hùng, cá tính nên khi phải sống trong thời kỳ đó, tác giả không thể nhẫn nhịn được mà viết lên bài
Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của tác giả được viết trong lần đi thi Hội, chính là một thời điểm mà tác giả muốn thể hiện tài năng, ý chí, nguyện vọng của tác giả.
Nó thể hiện thái độ sống của một tri thức trẻ đối với con đường công danh đương thời. Đồng thời thể hiện niềm khao khát muốn dùng sức trẻ của mình làm thay đổi cuộc sống.
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trẽn đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Bắt đầu bài thơ tác giả Cao Bá Quát sử dụng hai từ “bãi cát” được lặp đi lặp lại nhiều lần, thể hiện hình ảnh khó khăn gian khổ như đi trên sa mạc, khô cạn. Thể hiện sự khó khăn, dài đằng đẵng trên con đường muốn thay đổi thời cuộc của tác giả.
Bình thường nếu chúng ta phải đi trên sa mạc, đi trên cát sẽ rất khó hơn khi chúng ta đi trên đất phẳng bình thường, khi đi trên cát người ta thường bị hụt về phía sau, khó bước lên phía trước.
Trong bối cảnh không gian mênh mang bãi cát thể hiện một con đường rộng lớn mịt mù, khiến cho người đi rất khó xác định rõ đường đi của mình, con người như đang đứng bên kia chân trời, mịt mù nhìn về phía xa xôi.
Trong những câu thơ này hình ảnh con đường thực chất là hình ảnh ẩn dụ, không phải con đường thật mà nó là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, về một con đường mà tác giả mong ước nó vô cùng xa xôi mịt mờ.
Trên con đường ấy để tìm được ra chân lý thật sự, mục tiêu ý nghĩa của cuộc đời mình thì con người phải có ý chí kiên cường vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời thì mới có thể đi tới đích cuối cùng.
Trên con đường bãi cát đó, hình ảnh con người chính là đại diện của tác giả. Một người đang mò mẫm, tìm từng bước đi cho mình, thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước bãi cát sa mạc bao la rộng lớn, xung quanh mịt mù khói bụi không biết lối nào để đi.
Bước chân của con người trên bãi cát đó ngày càng nặng nhọc, khó khăn, sự tiến lên phía trước gần như không có mà là sự giẫm chân tại chỗ, thậm chí có lúc bị gió bão, mịt mù làm tụt lùi về phía sau, càng bước lên phía trước lại càng cảm thấy vô vọng.
Trong mỗi câu thơ tác giả Cao Bá Quát càng lúc càng tỏ ra chán nản, bực dọc, vô vọng khi thấy mình làm một việc vô cùng khó khăn hành hạ thể xác tinh thần khi tìm một con đường công danh vô vọng trong thời buổi nhiễu nhương này.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“
Trong những câu thơ này thể hiện sự oán trách, hờn giận số phận khi con đường công danh của tác giả mãi chưa thể nào tới đích, nhưng tác giả lại không cam phận đành lòng làm một kẻ buông xuôi từ bỏ những gì mình mơ ước theo đuổi nên mọi thứ càng trở nên cay đắng tuyệt vọng.
Câu thơ “lữ khách trên đường nước mắt rơi” thể hiện cho những giọt nước mắt cay đắng tủi hờn của tác giả khi con đường mình đi mịt mờ giăng lối, không tìm ra ánh sáng, hay một chút ánh nắng của sự hy vọng ở đây.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất cả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Trong những câu thơ này tác giả Cao Bá Quát nói tới sự cám dỗ của con đường danh vọng với những người đời đương thời. Những câu thơ khái quát lên một bức tranh toàn cục của những kẻ ham danh lợi, nó như sự cám dỗ của men rượu làm người ta say mãi không muốn tỉnh lại.
Con đường mà tác giả đã lựa chọn, lý tưởng mà ông theo đuổi chỉ là là vô vọng, không có tương lai, chẳng ai muốn chú ý tới ông. Nhưng tác giả không thể nào từ bỏ được mà cứ gắng sức vươn lên trong tuyệt vọng.
Con đường tác giả đi không có ai đồng hành bên cạnh, thể hiện sự cô đơn của tác giả. Nhưng chính nỗi niềm đó đã đưa tác giả trở lại với thực tại, điều ông cần làm là thoát khỏi con đường công danh vô nghĩa.
Ngược lại, nếu tác giả còn đi tiếp sẽ chỉ nhận những tổn thương, khinh miệt từ cuộc đời mà thôi. Trong những câu thơ này thể hiện sự mâu thuẫn trong nội tâm của tác giả.
Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Trong những câu thơ này nỗi đau thương đã choáng ngập tâm hồn của tác giả. Tác giả tự hỏi mình nên dừng lại hay tiếp tục con đường công danh vô vọng kia, nên tính sao đây. Một câu hỏi không lời đáp.
Nếu tiếp tục con đường mình lựa chọn thì phải đi tiếp như thế nào khi đường phía trước mịt mờ, bao phủ, chỉ một mình tác giả đi trên con đường đó không người chia sẻ đồng hành. Nỗi bế tắc bao trùm lên toàn bộ đoạn thơ, thể hiện sự tuyệt vọng trong lòng tác giả.
Bài thơ ” Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện mong muốn nguyện vọng của tác giả Cao Bá Quát trên con đường sự nghiệp nguyện vọng của mình.