Đề bài: Em hãy tả con heo đất
Bài làm 1
Năm ngoái vào gần ngày Tết mẹ em đã mua cho em một con heo đất màu đỏ thật là dễ thương. Mẹ nói “Mua cho com chú lợn đất này để con tiết kiệm tiền mừng tuổi để con có thể mua một chiếc xe đạp mới đi học”. Em vui lắm!
Chú heo đất mà mẹ em mua to bằng cái ấm tích, hình dáng của chú lợn của em lại giống chú heo vẽ trong tranh Đông Hồ mà bố em treo trong nhà. Lưng chú heo sơn màu đỏ nhìn thật là láng bóng, xong ở hai bên sườn chú được vẽ 2 cái xoáy tròn nhìn thật là thú vị. Bụng chú heo đất không được trang trí thêm như phần lưng dễ nhìn thấy mà bụng của chú lại để trần mỗi màu đỏ mà thôi, cũng chẳng tô vẽ gì. Đầu chú lợn đất của em cũng rất dễ thương, có đôi tai nhỏ lồi lên không to lắm và tai của chú cũng được tô màu sơn đỏ. Còn đôi mắt thì lại được như ai đó vẽ bằng mực tàu màu đen. Trên khuôn mặt của chú lợn đất em cũng rất thích chiếc mũi của chú, mũi của chú được làm nhô ra, và thật là khéo khi người ta lại sơn đỏ sậm hơn màu đỏ của thân ở cả hai lỗ mũi. Rồi em thấy được cả hai má heo hồng hào như tô phấn hồng vậy. Với nét vẽ vô cùng biểu cảm như cũng thật đơn giản của người thợ làm đồ gốm, khuôn mặt chú lợn đất mẹ em mua dường như cũng biết vui, biết buồn vậy. Có lẽ rằng chính cái thân hình như thật là căng tròn và phệ của chú lợn đất như được đứng vững vàng nhờ bàn chân được nặn bằng phẳng. Đuôi con lợn đất không phải là hình dạng hệt như cái đuôi mà nó chỉ bằng một nét vẽ uốn cong rất điệu đàng. Mông con lợn đất mẹ mua như thật là tròn trĩnh. Dễ quan sát nhất đó chính là ngay trên mông trái của chú, người thợ làm gốm dường như cũng thật khéo léo khi đã xẻ một rãnh nhỏ chỉ đủ để cho em nhét những đồng tiền mùng tuổi hay những khi mà mẹ em cho tiết kiệm.
Con lợ đất thật đẹp, nó như nhắc nhở em nên biết tiết kiệm không hoang phí để có thể tích góp mua cho mình một chiếc xe đạp. Đói với em thì em thấy được chú lợn đất, ngoài công việc chính của nó chính là “ngân hàng tiết kiệm” của em, chú còn là một món đồ chơi để em ngắm nhìn thích mắt mỗi ngày.
Em cũng rất yêu chú heo và em biết được mình cũng càn phải giữ gìn chú cẩn thận để chú khỏi vỡ tan. Chỉ với một năm tiết kiệm bớt tiền quà, và cho tiền mồng tuổi vào cho chú lợn đất đáng yêu cất giữ thì em có thể mua được chiếc xe đạp cho mình, cũng giúp mẹ đỡ tốn nhiều tiền. Như thế, em cũng đã thấy được chú lợn đất của em thật đắc dụng.
Tả con lợn đất
Bài làm 2
Đầu năm vừa rồi, nhân ngày sinh nhật, chị Hương đã mua tặng em con lợn đất màu vàng để đựng tiền tiết kiệm, và em cũng thích chú lợn đất này lắm.
Con lợn đất thật dễ thương, không bao giờ đòi ăn cả mà cái bụng lúc nào cũng đã no rồi. Cái người cũng tròn tròn đáng yêu, thế rồi hai cái tai lại cứ như được vểnh lên. Cặp mắt của chú heo đất cũng rất lạ nó như được tô vẽ lên một màu nhìn không được long lanh nhưng lại to tròn và đẹp. Thế rồi các cái mõm hếch như đang vừa mới được ăn no. Bụng con lợn đất của em thì lại được to phình ra. Chú lợn lại có bốn chân thật chắc chắn, nhưng bốn chiếc chấn này lại ngắn ngủn biết bao nhiêu, cái móng của chú lợn cũng như được vẽ bằng bút rất xinh. Em hay để chú ở trên mặt bàn hay góc tủ, ở nơi nào, bất kì lúc nà em cũng thấy nó như tươi cười vì dưới cái mõm xinh xinh kia là đôi môi như đang cười thật tươi vậy. Con lợn thật thì có màu hồng hồng như con lợn đất của em lại có một màu vàng sáng chói. Vfa nhìn mà vàng thật đẹp, em cũng rất thích màu sắc này.
Khi Tết đến em nhận được tiền của ông bà, bố mẹ, hay có lúc được anh chị cho như là mừng tuổi, em đều bỏ vào cái rãnh dài trên lưng chú lợn đất vàng xinh đẹp của em. Hôm nào được điểm cao là bố mẹ em cũng cho em một tờ 2 nghìn nhỏ để em có thể tiết kiệm. Cứ khi nào em nhìn vào chú lợn vàng này thì chú ta như nhắc nhở ‘Cậu chủ ơi! Hãy tiết kiệm nào!” Và thế là em đã biết tiết kiệm, mẹ em luôn nói đây là một trong những đức tính tốt mà trẻ em lứa tuổi như em cũng cần phải có được.
Em rất yêu con lợn đất của em, mỗi ngày em đều bỏ một số tiền nhỏ trong tiền ăn sáng của mình để nuôi chú lợn đất. Em hi vọng một ngày nào đó em tiết kiệm được nhiều, em sẽ mang chú lợn này đi ủng hộ cho các bạn ở quê nghèo không được đi học.