Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Thi sinh ra ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nước ta. Ông là một nhà văn yêu nước trưởng thành qua những cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Thi có nhiều tác phẩm hay tạo được tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc.

Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, sâu lắng trữ tình của Nguyễn Thi. Tác phẩm được viết trong cuộc chiến chống Mỹ gian khổ ở Miền Nam. Thông qua tác phẩm ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những con người Miền Nam yêu nước căm thù giặc, một lòng đi theo cách mạng.

Truyện những đứa con trong gia đình kể về hai chị em Chiến và Việt cả hai cùng có mối thù sâu sắc với bè lũ tay sai bán nước hại dân, và những tên giặc xâm lược quê hương. Hai chị em ra đi ruộng vườn để cho người chú để tham gia lực lượng vũ trang, tiếp bước cha mẹ trả thù nhà, giải phóng quê hương.

Tác giả Nguyễn Thi kể lại tình huống lúc nhân vật Việt bị thương, rồi khi Việt nhớ lại chuyện cả hai chị em cùng nhau nộp đơn xin gia nhập hàng ngũ cách mạng, và cùng thu xếp công việc gia đình để lên đường tham gia chiến đấu.

Trong phần đầu khi tỉnh lại sau khi Việt bị thương những kỷ niệm vui buồn về người mẹ thân thương luôn che chở, bao bọc cho những đứa con của mình, làm cho Việt cảm thấy vô cùng nhớ nhung da diết.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Hình ảnh má hiện lên rõ ràng, ma xoa đầu Việt như con nít, rồi đi lấy xoong cơm dưới xuồng lên cho Việt ăn, những hình ảnh của má thật là ấm áp, giản dị thể hiện tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Thể hiện nỗi nhớ nhung của hai đứa con phải xa má, thèm khát tình yêu thương của người mẹ. Rồi hình ảnh của má tan biến như những con đom đóm tan vào bóng tối.

Nhà văn Nguyễn Thi đã tinh tế khi chọn những chi tiết điển hình chứa nhiều kỷ niệm ý nghĩa sâu sắc để khắc họa lên người phụ nữ nam bộ tay bồng con thơ tay cắp chiếc rổ cùng chồng đi đánh giặc, đứng trước kẻ thù người phụ nữ ấy vẫn hiên ngang không hề run sợ. Mỗi lần bị bọn giặc bắt được chúng dọa đánh dọa giết nhưng trong đôi mắt của người mẹ ấy chỉ ánh lên sự căm hận mà thôi.

Cuộc sống dù có nhiều lam lũ vất vả nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn kiên cường, thương chồng thương con rất mực, cắn răng chịu được những khó khăn vất vả để nuôi con đánh giặc chờ  đợi ngày sạch bóng quân thù thống nhất đất nước.

Trong tác phẩm những đứa con trong gia đình có một nhân vật mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là nhân vật chú Năm. Một người cán bộ huyện vô cùng khó nghĩ khi mà thấy hai chị em Chiến và Việt cùng viết đơn xin gia nhập quân ngũ. Trong khi đó, cha mẹ của hai em đều chết khi tham gia chiến đấu cho lực lượng vũ trang.

Nhưng ông cũng không cầm được nước mắt sự xúc động của mình khi mà hai đứa cháu của mình một lòng muốn theo Đảng trung thành với sự nghiệp cách mạng mà cha mẹ chúng đã chọn, thể hiện được ý chí quyết tâm của chúng. Khiến cho chú Năm vô cùng hãnh diện, tự hào về con cháu mình.

Chi tiết chú Năm cẩn thận ghi chép những tội ác của giặc đối với dòng họ của mình với anh chị em của mình và các chiến công anh dũng mà mỗi thành viên trong dòng họ đã lập được vào một cuốn sổ vô cùng truyền thống.

Ngày Chiến và Việt lên đường chú Năm đã bàn giao lại cuốn sổ quý giá biểu tượng của danh dự của dòng họ yêu nước cho hai chị em. Mong hai chị em tiếp tục ghi lại những chiến công mới nối tiếp truyền thông của ông cha.

Cuốn sổ ghi chép đó tuy không có giá trị về vật chất nhưng nó có giá trị vô cùng đặc biệt về mặt tinh thần, nó là sự biểu dương chiến công, thành tích của mỗi thành viên trong dòng họ, thể hiện tinh thần yêu nước ý chí cách mạng của một gia đình truyền thống yêu nước.

Khi giao cuốn sổ đó cho hai chị em chứng tỏ chú Năm đã cảm thấy tin tưởng Chiến và Việt coi hai chị em đã trưởng thành có thể gánh vác việc trọng đại của cả một gia tộc lớn.

Trong hai nhân vật Chiến và Việt là hai nhân vật chính của tác phẩm này. Chiến tuy không được tác giả Nguyễn Thi miêu tả nhiều nhưng vẫn hiện lên qua trí nhớ của em trai mình là Việt, thông qua nỗi nhớ của Việt thì Chiến là một cô gái, một cán bộ Đảng viên có tấm lòng nhân hậu, hiền lành, thể hiện sự chất phác của một người con gái vùng Nam Bộ.

Chiến có những nét giống với người mẹ quá cố của mình. Nên nhiều khi nhớ mẹ Việt thường nghĩ tới chị gái, và càng ngày càng thương chị hơn. Tính cách của hai chị em tuy có nhiều nét khác nhau nhưng có một điểm chung rất lớn là yêu nước, căm thù giặc sâu sắc một lòng muốn trả nợ nước, thù nhà.

Trong truyện ngắn này, nhân vật trung tâm được kể nhiều nhất chính là nhân vật Việt. Việt được tác giả Nguyễn Thi phác họa lên với những nét hồn nhiên, hiếu động của một cậu bé vừa mới trưởng thành, vẫn còn những nét lí lắc, hồn nhiên của trẻ thơ. Nhưng khi đối diện với kẻ thù Việt lại vô cùng gan dạ, mưu trí, dũng cảm không kém gì một chiến sĩ cách mạng kỳ cựu lâu năm.

Việt được tác giả Nguyễn Thi cho xuất hiện với một tình huống truyện vô cùng cô độc, một mình giữa trận chiến vắng lặng, một cuộc sát phạt giao tranh mà cái chết có thể tới bất kỳ lúc nào, sự nguy hiểm bao trùm xung quanh Việt.

Viết xuất hiện một mình, lại còn bị thương hai con mắt cay xè không nhìn thấy đường, anh ngất đi rồi lại tỉnh dậy, bụng thì đói, toàn thân rã rời, hai tay Việt không còn bấm được cò của khẩu súng. Nhưng Việt vẫn cố gắng lết đi từng chút từng chút một. Trong lúc kiệt sức như vậy trong tâm trí Việt hiện lên những người đồng đội, những người thân thiết của mình, khi nghĩ tới họ Việt như được tăng thêm sức mạnh để tiến bước.

Trong lúc khó khăn như vậy nhưng truyền thống anh dũng của gia đình đã giúp Việt vượt qua tất cả. Một mình bị lâm vào một tình huống vô cùng khó khăn nguy hiểm nhưng Việt luôn hướng tâm trí, của mình tới đồng đội thân thương, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, để không nản chí.

Những khó khăn mà Việt phải trải qua cho người đọc thấy sự khó khăn gian khổ của người lính trong chiến tranh cái chết có thể rình rập, lấy đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào. Thông qua đoạn viết đó Nguyễn Thi muốn ca ngợi sức mạnh phi thường, kiên cường anh dũng của Việt, dù chỉ là một chiến sĩ nhỏ tuổi nhưng Việt gan dạ và mưu trí.

Nhân vật Chiến và Việt có những điểm khác nhau trong tính cách, nhưng hai chị em lại vô cùng yêu cách mạng, một lòng căm thù giặc, cả hai tuy không lo nổi việc nhà, không biết cách sắp xếp cuộc sống sau khi không còn ba má bên cạnh nhưng họ lại có khả năng chiến đấu dũng cảm, tôn trọng kỷ luật quân đội.

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình thể hiện tính nhân văn của tác giả với mỗi nhân vật của mình, ca ngợi những người con Nam Bộ anh dũng kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *