Đề bài: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Bài làm

Thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng với giọng điệu thơ mạnh mẽ, sâu sắc, vừa tục vừa thanh. Bà là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi của nền văn học nước ta. Bà người đời tặng cho cái tên vô cùng quen thuộc là bà chúa thơ Nôm.

Mỗi bài thơ của Hồ Xuân Hương đều mang tính đả kích châm biếm với chế độ đương thời, lên án chế độ phong kiến và nói lên nỗi lòng của người phụ nữ xưa. Tác phẩm “Bánh trôi nước” là một bài thơ vô cùng quen thuộc thể hiện rõ nét phong cách ngang tàng, có chút phá phách nhưng vô cùng tinh tế của thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Bài thơ này là một bài thơ trữ tình vô cùng đặc sắc, tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Tác giả muốn mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện số phận và tâm hồn của người phụ nữ xưa. Người phụ nữ xưa luôn phải chịu những chèn ép, chịu áp lực bởi những hủ tục lạc hậu, bởi xã hội ngày xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ. Người ta chỉ coi trọng người đàn ông trong cuộc sống.

Trong gia đình người đàn ông là người có tính nói quan trọng nhất, được quyền ra cho người phụ nữ trong gia đình phải nhất nhất tuân theo. Người phụ nữ dù bị ngược đãi chịu nhiều sự đối xử phân biệt bất công trong cuộc sống nhưng họ vẫn luôn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy chung đức hạnh của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh chiếc bánh trôi nước được nhân cách hóa tượng trưng. Chính nhờ tài quan sát tỉ mỉ, nhờ sự liên tưởng thú vị, kỳ lạ của thi sĩ Hồ Xuân Hương đã phát hiện ra sự tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước bình thường giản dị với hình ảnh người con gái trong xã hội phong kiến xưa kia.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Cả hai đều có dung mạo, vẻ ngoài vô cùng bắt mắt, nõn nà, nhưng cuộc sống số phận thì lại chịu nhiều long đong lận đận phải chịu ba chìm bảy nổi, không làm chủ cuộc sống của mình, mà phải phụ thuộc đời mình vào tay người khác.

Chiếc bánh trôi thì tròn, méo đều do người làm chiếc bánh có tâm và có tài hay không. Còn người phụ nữ có hạnh phúc hay không đều do số phận đưa đẩy phụ thuộc vào người đàn ông mà họ được gả bán, lấy làm chồng. Nhưng dù như thế nào thì người phụ nữ vẫn luôn giữ đúng đạo đức phẩm hạnh của mình.

Bài thơ “Bánh trôi nước” tả thực nhưng hàm nghĩa lại là tượng trưng biểu tượng, nói về bánh trôi với đầy đủ những đặc tính, nổi bật của nó để nói lên thân phận và cuộc đời của một người phụ nữ.

Loading…

Người phụ nữ có vẻ ngoài dung mạo vô cùng xinh đẹp đáng yêu. Nhưng lại không được tự do yêu đương, lựa chọn người bạn đời của mình mà chịu cảnh mai mối, dẫn dắt của người xung quanh, của cha mẹ “đặt đâu thì con ngồi đó” chính vì vậy nếu may mắn thì chọn được người chồng tốt yêu thương mình còn ngược lại thì sẽ gặp cuộc đời bất chắc, bấp bênh gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống, hẩm hiu bất hạnh cũng phải cam chịu mà sống cho hết đời hết kiếp bên người chồng của mình. Dù cuộc sống vợ chồng có không hạnh phúc, người chồng vũ phu, gia trưởng, hay năm thê bảy thiếp cũng phải cam chịu.

Dù cuộc sống có xô đẩy họ tới đâu thì tâm hồn họ vẫn trắng trong, thủy chung sau trước không hài lòng. Những người phụ nữ vẫn luôn nhẫn nhịn hy sinh, chiều chồng chiều con cam chịu cuộc sống đau khổ của mình như một việc cần phải làm không có sự phản kháng.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Với vẻ đẹp mặn mà, trong trắng như vậy đáng lý ra người phụ nữ sẽ phải có cuộc sống sung sướng được yêu thương của người chồng, Nhưng không người ta thường nói nói “hồng nhan bạc mệnh” chính sự vẻ đẹp của mặn mà, thủy chung, trong trắng của người con gái lại làm nàng phải chịu nhiều tủi nhục cay đắng. Chịu cảnh ba chìm bảy nổi.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, không làm chủ số phận của họ do người khác định đoạt nàng chỉ sống kiếp như dây neo, như một cây tầm gửi dù cuộc sống có éo le hay phũ phàng thế nào thì nàng cũng phải cam chịu.

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Dù cuộc sống có nhiều cay đắng, phũ phàng, dù trải qua nhiều bể dâu bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá, thanh cao và tâm hồn trắng trong thủy chung của mình, trước sau không thay đổi.

Trong mỗi câu thơ người ta cảm nhận được tài năng của thi sĩ Hồ Xuân Hương. Ngay trong câu đầu tiên của bài thơ “Bánh trôi nước” bà đã chọn những chi tiết của chiếc bánh trôi để làm nổi bật vẻ đẹp bên ngoài của người con gái. Hai từ “thân em” khiến người ta liên tưởng tới những bài ca dao dân ca xưa, thể hiện sự nhỏ bé của kiếp người nhỏ nhoi.

Câu thơ như sinh động linh hoạt hẳn khi hai từ thân em lời xưng hô của chiếc bánh trôi nước được nhân hóa mà đó chính là lời người phụ nữ tự giới thiệu về mình. Tuy nhiên, sang hai câu tiếp theo giọng thơ đột ngột chuyển hắn từ thoáng chút hài lòng tự hào chuyển sang thể hiện sự nghiệt ngã của số phận hẩm hiu.

Tác giả đã sử dụng những điệp từ điệp ngữ quen thuộc, sử dụng nghệ thuật đảo ngữ làm cho câu thơ sinh động và đi vào lòng người rất nhiều. Từ giọng thơ than vãn lời bài thơ chuyển sang ngậm ngùi cay đắng thể hiện sự cam chịu của người phụ nữ. Trong khi cả xã hội đều coi người phụ nữ là một thân phận rẻ mạt,

Cả bài thơ “Bánh trôi nước” chỉ có bốn câu nhưng lại thể hiện ngòi bút thần diệu của Hồ Xuân Hương. Bài thơ chứa đựng một luồng ý thức về xã hội bất công vùi dập của người phụ nữ về giá trị nhân phẩm của người con gái. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào người con gái vẫn giữ tấm lòng chung thủy thanh cao của mình trước sau son sắc thủy chung.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc của thi sĩ Hồ Xuân Hương đây là tiếng nói của người phụ nữ xưa. Đồng thời là tiếng nói bộc bạch của người con gái lời oán ghét sự bất công phân biệt đối xử trong cuộc sống, lời khẳng định giá trị của người con gái và tâm hồn người phụ nữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *