Đề bài: Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám
Bài làm
Trong kho tàng truyện cổ tích thì truyện Tấm Cám luôn là một câu chuyện có sức sống vô cùng bền bỉ qua thời gian gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi cuản ước ta. Trong đó cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác luôn là cuộc chiến không có hồi kết. Trong đó cái thiện luôn luôn thắng cái ác.
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật đại diện cho cái thiện chính là Tấm, còn nhân vật đại diện cho cái ác chính là mẹ con nhà Cám. Trong đó, nhân vật cực kỳ dã tâm độc ác đó chính là bà dì ghẻ.
Bà ta lợi dụng việc Tấm không còn cha mẹ ở bên cạnh suốt ngày hành hạ Tấm con riêng của chồng mình, mụ ta chỉ cưng chiều thương yêu con gái ruột của mình còn con của chồng thì bỏ mặc, hành hạ suốt ngày coi như nô lệ trong gia đình không hơn không kém.
Nhân vật mụ dì ghẻ đã làm cho hình ảnh của các bà mẹ kế trên đời này bị xấu xí bởi mụ ta, cứ nói tới mẹ kế, kế mẫu, dì ghẻ là người đọc, người nghe luôn nghĩ tới hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác trong Tấm Cám.
Bà dì ghẻ này là ngọn nguồn của mọi bất hạnh trong cuộc đời cô gái ngoan ngoãn, hiền lương hiếu thảo là Tấm. Bà ta luôn tìm cách hành hạ Tấm từ việc nhỏ tới việc lớn. Những việc nhỏ như không cho Tấm đi chơi lễ hội, tìm cách hành hạ Tấm bằng việc cho một đấu gạo và một đấu thóc lẫn nhau rồi bắt Tấm ngồi nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc mới cho đi chơi lễ hội.
Bà ta làm vậy thì khác nào bắt ép Tấm đừng đi chơi bởi sức người làm sao nhặt được hết, nếu nhặt được cũng mất rất nhiều thời gian, không kịp giờ đi chơi lễ hội nữa.
Cô Tấm hiền lành ngoan ngoãn chỉ biết khóc trước những bất hạnh của cuộc đời mình mà thôi. Nhưng rất may mắn là trong thế giới thần tiên cổ tích thì người hiền lành sẽ gặp may mắn, sẽ có thế lực tiên bụt giúp đỡ biến hung hóa cát, biến những điều không thể thành có thể.
Dì ghẻ của Tấn đối sử với Tấm không công bằng nhưng chưa bao Tấm tỏ ra ghét bỏ, hay có thái độ chống đối lại bà ta. Thực chất bà dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám chính là đại diện của tầng lớp bóc lột thời xưa, đại diện cho những người có chức quyền trong chế độ phong kiến luôn tìm cách hãm hại, bóc lột công sức lao động của người nông dân nghèo khổ.
Còn cô gái Tấm hiền lành hiếu thảo ngoan ngoãn kia là hình ảnh của người nông dân lao động, chất phác, hiền lành thật thà, nhẫn nhịn và cam chịu phục tùng vô điều kiện.
Nhưng rồi may mắn đã tới với Tấm khi cô trở thành vợ vua thành hoàng hậu đương vị ngôi cao vời vợi bao nhiều người mong muốn mà không đạt được. Hạnh phúc đôi khi thật bất ngờ, nhưng chính bà dì ghẻ độc ác đó, đã âm mưu giết Tấm rồi cho Cám con gái ruột của mình vào cung làm vợ nhà vua theo kiểu tình chị duyên em.
Ngày Tấm về giỗ cha bà ta âm mưu sai Tấm trèo cau hái quả cúng cha. Tấm vốn hiếu thảo nên không ngần ngại làm công việc này, nhưng ở dưới gốc mụ dì ghẻ đã chặt gốc cau cho Tấm ngã xuống ao chết đuối. Rồi hai mẹ con vào cung thay thế vị trí của Tấm.
Khi bị chết oan khuất như vậy Tấm mới hiểu ra rằng hiền lành thật thà với cái ác sẽ khiến nó hại tới mình. Chính lúc này tư tưởng vùng lên của cô mới trỗi dậy mạnh mẽ Tấm đã hóa thân thành chim vàng anh bay vào cung để gần với nhà vua.
Mụ dì ghẻ thấy nhà vua yêu quý chim vàng anh lợi dụng lúc nhà vua đi xa ở nhà giết chim vàng anh ăn thịt. Hồn tấm biến thành hai cây xoan đào, vua thương mang võng ra nằm ở đây. Mụ dì ghẻ tìm cách chặt hai cây xoan đào làm khung cửi cho Cám con gái mình dệt vải, nhưng mỗi lần ngồi vào dệt vải Cám nghe được những âm thanh sợ hãi mụ dì ghẻ xui con đốt khung cửi.
Hồn Tấm biến thành cây thị, sau nhiều thăng trầm khổ nạn của kiếp người Tấm gặp lại nhà vua hai vợ chồng mừng lắm. Con mụ dì ghẻ thì đã phải trả giá cho tội ác của mình.
Thể hiện chân lý ngàn đời rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, mụ dì ghẻ là nhân vật đại diện cho cái ác. Mụ rất thông minh, đa mưu túc kế nhưng có dã tâm lớn và sảo quyệt không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Chính vì vậy, mụ dì ghẻ chết là điều mà mụ dì ghẻ phải trả giá cho tội ác của mình.