Đề bài: Phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Bài làm
Nhân vật Thạch Sanh xuất hiện trong truyện cổ tích Thạch Sanh là chàng trai khôi ngô tuấn tú, khỏe mạnh quanh năm, nhưng lại có hoàn cảnh vất vả, gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, cuộc đời lắm gian nan, sống một mình ở gốc đa trong rừng sâu.
Nhưng chính vì mồ côi cha mẹ sớm đã rèn luyện cho Thạch Sanh một đức tính vô cùng kiên cường, anh có thể tự sống một mình anh hùng và dũng cảm. Thạch Sanh là người có sức khỏe không sợ hùm cọp, yêu tinh, không gì có thể bắt nạt được anh.
Cuộc sống không người thân thích, tứ cố vô thân khiến cho Thạch Sanh bộc lộ những đức tính vô cùng tốt đẹp của một con người nông dân lao động, chân chất thật thà, dũng cảm, và biết thương yêu người khác. Nhưng vì đức tính thật thà này mà Thạch Sanh nhiều lần bị hai mẹ con Lý Thông lợi dụng hãm hại.
Khi Thạch Sanh gặp Lý Thông một người hoàn toàn xa lạ nhưng anh đã nhận lời kết nghĩa anh em với Lý Thông ngay lập tức mà không biết được rằng Lý Thông thấy Thạch Sanh thân cô thế cô muốn lợi dụng sức lao động của anh nên mới âm mưu kết nghĩa, mục đích là biến Thạch Sanh thành nô lệ không lương cho nhà mình.
Năm đó, tới lượt Lý Thông đi nạp mạng cho chằn tinh, anh ta âm mưu đưa Thạch Sanh đi thế mạng cho mình nên đã lừa gạt Thạch Sanh tới miếu chằn tinh cúng bái. Nhưng Thạch Sanh là người có sức khỏe có sức lớn mạng lớn nên chẳng những anh không bị chằn tinh ăn thịt mà còn giết được chằn tinh lập được công trạng lớn.
Thế nhưng Lý Thông vô cùng âm mưu xảo quyệt đã tìm cách lừa gạt Thạch Sanh rồi đuổi Thạch Sanh vào lại rừng sâu sống dưới gốc đa như trước kia chưa gặp gỡ Lý Thông. Còn hắn âm mưu mang đầu chằn tinh đi lập công với nhà vua được phong chức tước quận công nhà cao cửa đẹp, có người hầu kẻ hạ và còn được hứa gả công chúa làm vợ.
Tuy sống ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Thạch Sanh luôn toát lên vẻ vị tha nhân ái chàng không những có tấm lòng ngay thẳng, mà còn trượng nghĩa, sẵn sàng xả thân giúp người khác trong lúc người đó gặp khó khăn.
Công chúa Quỳnh Nga không may bị đại bàng tinh cắp đi, trong lúc bay đi ngang qua nhà của Thạch Sanh thấy vậy anh liền bắn mũi tên trúng đại bàng tinh khiến nó bị thương, rồi theo vết máu đi tìm tới hang sâu để cứu người con gái kia.
Chính sự dũng cảm thương người của mà Thạch Sanh cứu được công chúa nhưng anh lại bị Lý Thông cướp công và hãm hại lần nữa, lòng dũng cảm và tài năng vượt trội của Thạch Sanh đã giúp anh hóa nguy thành an.
Trong lúc anh bị Lý Thông nhốt dưới hang sau may mắn thay gặp con vua thủy tề và đã cứu được người này, con vua thủy tề để đền ơn Thạch Sanh đã mời chàng xuống thủy cung chơi, ở đây vua thủy tề có thể ban thưởng hậu hĩnh cho Thạch Sanh nhưng anh chỉ xin cây đàn thần mà thôi. Một cây đàn phát ra những âm thanh lay động lòng người.
Phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh vô cùng cao quý anh không sợ nguy hiểm bất chấp gian nguy để cứu người khác mà không cần bổng lộc chức tước, cũng không màng tơi tiền tài danh lợi, dù cuộc sống của Thạch Sanh chẳng giàu có sung túc gì. Nhưng anh quen sống kham khổ thiếu thốn từ nhỏ cũng chẳng màng vinh hoa phú quý làm gì.
Tác giả dân gian xưa đã phác họa lên nhân vật Thạch Sanh là người vô cùng bình thường nhưng anh lại có những đức tính tốt đẹp tới mức phi thường, ngay thẳng chính trực, tốt bụng, anh hùng hiệp nghĩa.
Người tốt bao giờ cũng gặp may mắn và sống hạnh phúc cuối cùng thì Thạch Sanh gặp được công chúa, còn mọi âm mưu của mẹ con Lý Thông cũng bại lộ. Nhà vua vô cùng tức giận muốn chém cổ hai mẹ con Lý Thông nhưng Thạch Sanh tốt bụng đã xin cho họ và nhà vua cuối cùng tha chết cho hai mẹ con. Nhưng nhà vua có thể tha chết cho hai người độc ác này, còn ông trời thì không trên đường trở về quê nhà hai mẹ con Lý Thông gặp sét đánh trúng và chết tươi.
Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, Thạch Sanh rồi cũng chiến thắng Lý Thông và lấy được công chúa sống hạnh phúc. ANh còn lập công lớn đánh đuổi giặc xâm lăng khiến cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Nhân vật Thạch Sanh là một người dân lao động chăm chỉ,thật thà lương thiện dũng cảm, là người tốt luôn chống lại kẻ ác nên việc anh được hưởng hạnh phúc là mong muốn tất yếu của người xưa.