Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ quen thuộc mà chúng ta đã được học trong môn Văn học. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ và nhầm lẫn giữa hai biện pháp tu từ này. Vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh ẩn dụ và hoán dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về hai biện pháp tu từ này.

Tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ

Để biết ẩn dụ là gì và các hình thức biện pháp của ẩn dụ thì chúng ta cùng bắt tay vào tìm hiểu thôi nhé!

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt. Ẩn dụ có nhiều dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Phép ẩn dụ có thể được sử dụng cùng với các biện pháp khác (như so sánh, nhân hoá …) để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Các hình thức của biện pháp ẩn dụ

*Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng về hình thức. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.

Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” (hoa râm bụt đang nở).

*Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ cách thức là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này làm cho người nói diễn đạt hàm ý vào câu.Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động

*Ẩn dụ phẩm chất: Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác. Hay nói cách khác, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ ẩn dụ phẩm chất: Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng… Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.

*Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Trời hôm nay nắng giòn tan. Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt (thị giác) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan” – tức vị giác.

Tìm hiểu về biện pháp tu từ hoán dụ

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Đặt câu có phép hoán dụ?

Ví dụ hoán dụ: “Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.” Trong câu thơ trên áo nâu với áo xanh chỉ 2 loại người là nông dân và công nhân.

Các kiểu hoán dụ

Có 4 kiểu hoán dụ như sau:

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Là kiểu hoán dụ sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.
  • Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể: Là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.
  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa đựng lớn như thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng như người nông dân, công nhân
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Là phép hoán dụ sử dụng những dấu hiệu đặc trưng của sự vật như tiếng chó sủa, tiếng chim hót… để nói đến chủ nhân của âm thanh đó.

So sánh phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Chúng ta cùng nhau so sánh để xem ẩn dụ và hoán dụ khác nhau ở điểm nào nhé!

Cách dễ dàng nhất để phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ - Tech12h

Điểm giống nhau ấn dụ và hoán dụ

  • Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
  • Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.
  • Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác nhau ẩn dụ và hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

  • Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
  • Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề so sánh ẩn dụ và hoán dụ. Có thể thấy rằng các biện pháp tu từ này có ý nghĩa đối với việc diễn đạt trong văn học. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ mang tới sự hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm bắt được những kiến thức cần thiết này.