Đề bài: Em hãy suy nghĩ về lòng biết ơn
Bài làm
Ta như thấy được rằng chính trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó mà dường như mỗi người chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và có thể dó cũng chính là những sự thành công của ta hôm nay thì không thể không nhắc đến công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Rồi cả công sinh thành của cha mẹ rồi để có được cuộc sống như ngày hôm nay lại nhớ đến công lao của các thế hệ đi trước…Chúng ta luôn phải ghi nhớ và biết ơn họ.
Đầu tiên nói về lòng biết ơn thì chúng ta phải hiểu biết ơn đó chính là gì? Biết ơn chính là một phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chúng ta cần phải có. Không tự nhiên mà chúng ta lại có trên đời này. Mà đó chính là tình yêu thương của cha mẹ, là sự khó nhọc mang thai 9 tháng 10 ngày của mẹ và đó chính là những giọt mồ hôi cha đi làm để có được cho cuộc sống của chính ta ngày hôm nay. Vậy đó con người ngay từ khi sinh ra cũng đã mang ơn biết bao nhiêu người. Sống trong cuộc sống hóa bình điều này cũng không phải tự nhiên mà có. Nó dường như không phải là khí trời mà chính sự tự do này đã được đánh đổi bằng xương máu của cha ông ta ngày trước. Cho nên chúng ta luôn biết ơn họ. Truyền thống đạo lý trong đó sự biết ơn như được ca ngợi nhiều nhất vói mỗi người chúng ta. Ta vẫn nhớ đến những câu tự ngữ nói về lòng biết ơn bằng chính những sự thiết tha nhất. Đó là những lời của câu tục ngữ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Cong sinh thành của cha mẹ được ví như trời biển, được ví như núi cao và suối nguồn nó như không bao giờ vơi cạn. Chúng ta phải sống sao cho thật có tâm để có thể xứng đáng với những công lao tao lớn đó của bậc sinh thành. Chưa hết ngoài bậc sinh thành thì những người thầy lại có công trong việc dưỡng dục cho chúng ta lên người. Người thầy là gạch nối để cho chúng ta có thể tiếp cận được biển trời của tri thức nhân loại. Cho ta những bài học thật hay và thật thấm thía biết bao nhiêu.
Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay. Thì chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy tất cả chúng ta ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Nhưng thực tế lại không phải như vậy những giá trị tôn sư trọng đạo dường như cũng bị đảo lộn trong cuộc sống hiện tại ngày nay. Có một số học rò không còn tôn trọng thầy như trước nữa, không chịu học tập không chịu nghe lời thầy cô. Đây là một vấn nạn quả thật đáng buồn biết bao nhiêu. Cha ông ta trước có câu
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Nếu như chúng ta đi học mà không có được những phép tắc, kính trọng người đã truyền dạy tri thức cho mình thì làm sao chúng ta có thể học tốt được. Đầu tiên để học tri thức thì việc cần làm đó chính là học phép tắc và lễ nghĩa. “Tiên học lễ, hậu học văn” là có ý như vậy.
Có thể nói được rằng chính lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ta như thấy được ngay bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để có thể đứng lên để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy cho nên lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, dường như nó cũng đã thể hiện tấm lòng giữa người với người. Ta như thấy được chính lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như biết ơn cội nguồn, và còn thể hiện ở việc đó chính là sự biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước. Còn trong thực tế hiện nay ta cũng cần phải biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại…
Qủa thật ta như thấy được rằng chính lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những diều rất nhỏ nhoi trong cuộc sống mà thôi. Có thể nói được đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, ta cũng cần phải hiểu được rằng hiện nay có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, những người đó dường như lại không coi trọng những gì mình đang có. Tất cả những điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã phải khó công dựng xây và cống hiến. Ta cũng như đã thấy được họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.
Chính với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, cũng như chúng ta phải bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, đồng thời cũng cần nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ để mới hứng đến được tương lai bền vững được. Lòng biết ơn luôn luôn là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.