Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Trong những ngày cáo lão về quê ở ẩn tại Côn Sơn, nhà thơ Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều bài thơ hay, đặc sắc thể hiện được tư tưởng tự do thanh nhàn của mình. Trong đó chùm thơ Bảo kính cảnh giới là một bức tranh phong cảnh mùa hè vô cùng hấp dẫn độc đáo, thể hiện niềm vui của tác giả khi hưởng những thú vui thanh nhàn của người nông dân lao động.

Trong câu thơ đầu tiên tác giả Nguyễn Trãi thể hiện sự thanh nhàn êm đềm, thú vui tao nhã của những ngày làm nông dân, vui thú với ruộng nương, những luống rau nhỏ…

Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ thể hiện hình ảnh nhà thơ Nguyễn Trãi đang ngồi dưới bóng cây hưởng thụ sự nhàn nhã thư thái của mình, Việc quân việc nước chắc đã xong xuôi, không còn khiến cho ông phải vương vấn lo lắng, giờ đây Nguyễn Trãi vui thú với cảnh sống đơn sơ, giản dị, hòa mình với thiên nhiên.

Trong bối cảnh cả xã hội nước ta đang suy yếu, chế độ phong kiến thì ngày càng thối nát, nhiễu nhương, ý chí của tác giả ngày càng bị chôn vùi, không còn gì để ông có thể suy nghĩ nên ông từ quan về ở ẩn. Nhưng trong sâu thẳm trái tim ông vẫn có những gánh nặng, trăn trở chưa quên.

Ông gần gũi với thiên nhiên, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng vẫn chất chứa trong lòng mình những nỗi buồn sâu kín, khó trải lòng cùng ai.

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

Cảnh ngày hè qua tâm hồn, tình cảm của ông thể hiện sức sống bừng bừng. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp tạo thành bóng mát như một thảm căng ra giữa trời xanh bao la. Những cây thạch lựu đỏ lập lòe, ao sen tỏa hương màu hồng của được điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi sức sống trong bài thơ căng tràn, bừng bừng, cuộc đời giống như một vườn hoa. Một khu vườn thiên nhiên luôn muôn màu muôn vẻ, cảnh vật như cổ tích giữa đời thực.

Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi như một câu chuyện cổ tích vậy bởi nó được nhìn bằng đôi mắt của một tâm hồn thi sĩ đa cảm.

Thông qua những câu thơ ta thấy được sự tinh tế của tác giả Nguyễn Trãi trong quan sát, diễn tả mùi hương thơm của ao sen, của hoa lựu đỏ, rồi những cảnh vật xung quanh mình. Nó thể hiện sư đa cảm, tài quan sát tỉ mỉ của tác giả với mọi sự vật sự việc.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Tác giả đã sử dụng những từ láy như “lao xao” “Dắng dỏi” để làm cho hai câu thơ trở nên gợi cảm hơn. Chợ vốn là nơi có nhiều ồn ào, nơi chứa đựng sự giao thương, thể hiện cho sự sầm uất, phồn vinh của một vùng quê, đất nước.

Nhưng trong câu thơ này hình ảnh chợ cá của ngư dân, như sự ca nơi xa xa chỉ là những âm thanh xa xôi từ đâu đó vọng về, như thực như ảo, không rõ ràng, mạch lạc.

Phải chăng tác giả Nguyễn Trãi muốn mượn hình ảnh chợ cá để nói tới chế độ phong kiến đương thời mọi sự phồn thịnh chỉ là quá khứ, còn hiện tại thì đã xuống dốc mục nát. Những ngày tháng huy hoàng giờ trôi xa, nên tác giả mới cáo quan lui về ở ẩn rời xa chốn thị phi.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Hai câu thơ này thể hiện sự canh cánh của tác giả Nguyễn Trãi khi lo lắng cho người dân, muốn xây dựng một đất nước mà an dân, người dân được phát triển thái bình thịnh vượng. Đó chính là điều mà tác giả mong muốn. Ở đây tác giả đã mượn tích xưa thời vua Nghiêu vua Thuấn nổi tiếng là dân được vui vẻ an nhàn, hưởng thái bình thịnh trị.

Tác giả Nguyễn Trãi vô cùng tinh tế khi lồng ghép tiếng đàn rồi tính xưa để cho vào bài thơ của mình là cho bài thơ trở nên sắc sảo, tinh tế hơn bao giờ hết. Một âm thanh cuộc sống thể hiện sự hạnh phúc ấm no.

Những câu thơ thể hiện mơ ước của tác giả, cho thấy ông là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo, lương thiện luôn nghĩ tới những người dân nghèo khốn khổ khó khăn, luôn muốn chăm lo cho cuộc sống của họ, muốn người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, được sống an nhàn sung sướng bớt đi những gánh nặng lo toan.

Đó thật sự là một ước mơ vô cùng vĩ đại thể hiện sự anh minh, tấm lòng nhân hậu của nhà thơ với nhân loại, tới những người dân chịu muôn vàn đau khổ ngoài kia.

Bài thơ này thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả Nguyễn Trãi Trong thời gian từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, tuy tác giả được hưởng những ngày an vui, thanh nhàn nhưng trong lòng ông không lúc nào nguôi ngoai chuyện chính sự, đất nước. Không lúc nào không lo lắng tới an nguy và cuộc sống của những người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *