Đề bài: Phân tích hình ảnh Ông Đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên

Bài làm

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một nhà thơ đầu tiên tiên phong cho phong trào thơ mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “Ông đồ” là một bài thơ thể hiện cho sự thành công của tác giả Vũ Đình Liên.

Nội dung của bài thơ thể hiện sự hoài cổ của tác giả Vũ Đình Liên với một truyền thống tốt đẹp mang nét văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam nhưng bị mai một dần.

Bài thơ “Ông đồ” được tác giả Vũ Đình Liên sáng tác khi mà nền nho giáo ngày càng bị công chúng quên lãng, những tinh hoa xưa chỉ còn lại chút tro tàn. Ông đồ và chữ Nho cũng không còn tồn tại nhiều nữa. Trong hai khổ thơ đầu tiên tác giả Vũ Đình Liên đã nhắc lại thời kỳ hoàng kim của nho giáo khi mà chữ viết của các ông đồ luôn được trân trọng:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Trong hai khổ thơ này đã nói lên thời gian và địa điểm mà ông đồ thường làm việc. Đó chính là khi năm hết Tết đến vào dịp mùa xuân khi hoa đào nở rộ, ông đồ thường viết chữ cho những người dân hy vọng vào một năm mới, an khang, thịnh vượng, bình an, sức khỏe.

Trong khổ thơ có hoa đào vô cùng thắm tươi, lại có màu đỏ của giấy và mực tàu làm cho mọi nét trong bức tranh tả hình ảnh ông đồ thời kỳ hoàng kim trở nên vô cùng tươi vui, sống động, tràn ngập sức sống. Thời gian được viết với hai từ ” mỗi năm” thể hiện sự lặp đi lặp lại như một việc làm vô cùng quen thuộc.

Phân tích hình ảnh Ông Đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên
Phân tích nhân vật Ông Đồ trong tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

Công việc viết chữ của ông đồ thường xuyên diễn ra trong những năm mà nho giáo phát triển mạnh mẽ nhất, nên năm nào cũng có những thầy đồ ngồi viết chữ, ở những nơi có đông người qua lại, nơi đông mà mọi người tới xin chữ một cách dễ dàng.

Loading…

Tác giả Vũ Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ của ông đồ như rồng bay phượng múa, thể hiện nghệ thuật so sánh vô cùng phóng khoáng, bay bổng của một con người có tài nghệ.

Đồng thời thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của tác giả. Thông qua cách miêu tả cách sử dụng từ nghĩ cho thấy sự tôn trọng của tác giả với những người lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trong hai khổ thơ tiếp theo tác giả đã khắc họa một hình ảnh một bức tranh ông đồ thời kỳ lạc lõng, khi nho giáo thật sủng, dòng đời mà chữ Nho đã trở thành một quá khứ của thời kỳ hoàng kim, chỉ còn lại tàn tích.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Câu thơ được nhắc lại thời gian và địa điểm thể hiện một mùa xuân nữa lại tới, cảnh vật hoa đào vẫn tươi thắm, nhưng chỉ có hình ảnh ông đồ già quen thuộc không thấy nữa.

Những con người không quan tâm tới văn hóa nho giáo nữa. Người dân đã quên đi dần nét văn hóa quen thuộc, đáng trân trọng. Những câu thơ này thể hiện cảnh tàn lụi của một nét đẹp văn hóa nho giáo, với những tờ giấy đỏ buồn thắm, mực đọng trong “nghiêng sầu”, thể hiện sự hững hờ của người dân trong thời kỳ hiện đại.

Thể hiện giấy và mực cũng có cảm xúc như con người, cũng cảm thấy buồn khi mình bị bỏ rơi và quên lãng theo dòng thời gian. Những câu thơ vô cùng xúc động thể hiện sự đa tài của tác giả Vũ Đình Liên.

Trong khổ thơ cuối cùng tác giả Vũ Đình Liên đã dùng những từ ngữ thành kính trân trọng để bày tỏ nỗi lòng của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ

Mở đầu bài thơ tác giả Vũ Đình Liên đều viết mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già. Trong khổ thơ kết thúc câu thơ có chút thay đổi nhưng kết cấu không hề thay đổi. Năm nay hoa đào nở/Không thấy ông đồ xưa khiến cho bài thơ kết cấu vô cùng thống nhất chặt chẽ.

Hoa đào thì cứ đến mùa xuân đều nở tươi thắm thể hiện sự vui tươi, sinh động, chỉ có ông đồ là hoàn toàn biến mất. Biến mất một giá trị văn hóa của nước ta.

Trong câu thơ cuối thể hiện câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn bây giờ ở đâu” thể hiện sự tiếc thương của tác giả với một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Thông qua bài thơ “Ông đồ” tác giả đã khắc họa nhân vật ông đồ với nghệ thuật vô cùng tinh tế, thể hiện nỗi niềm xót xa của tác giả với một giá trị văn hóa của dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *