Đề bài: Cảm nhận của bạn về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Bài làm

Tác giả Thạch Lam là một cây bút tinh tế, tài năng trong mỗi tác phẩm của mình ông đều chứa đựng rất nhiều tình cảm sâu sắc, gắn bó với những người dân quê hương, những con người lao động bần cùng trong cuộc sống. Những mảnh đời vô cùng éo le, mong muốn tìm cho mình một lối thoát.

Những câu văn của Thạch Lam đều thể hiện một tâm hồn vô cùng thuần nông, thuần việt, thể hiện một tâm hồn lớn gắn bó với làng quê Việt Nam.

Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” tác giả đã dẫn dắt người đọc tới những cảm xúc vô cùng nghẹn ngào, xúc động, chua xót cho những thân phận con người bé nhỏ nơi thị trấn nghèo nàn. Mang những ước mơ mộc mạc, giản dị tới những con người nơi đây.

Tác phẩm mở đầu bằng khung cảnh chợ chiều đã tan, còn gì buồn hơn khi một ngày tàn, một phiên chợ đã tan người người đi về hết, sự huyện nào cũng về theo. Nơi thị trấn nhỏ một nơi không phải là nông thôn quê mùa, nhưng cũng không phải là thành phố đô thị phồn hoa. Đây chính là nơi giao thoa tất cả.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Hai đứa trẻ” Thạch Lam

Trong cảnh chợ đã tàn, ánh nắng chiều dần phai màu, phía tây đỏ rực những tia nắng màu đỏ ối, khiến cho lòng người càng trở nên héo hắt. Hai chị em Liên và An nhìn quanh mình chỉ thấy vương vãi những rác là rác, tất cả mùi rác rưởi, mùi đất, mùi ngai ngái của không khí đều khiến cho Liên cảm thấy có chút gì đó vô cùng quen thuộc.

Trong tiếng thu không trên những chiếc chòi nhỏ của phố huyện tĩnh lặng, từng âm thanh của buổi chiều tan vang lên trong tâm trí…Tiếng ếch nhái từ cánh đồng ở đâu đây vang lên.

Phố huyện lúc chiều tàn thật bình lặng, vô cùng tĩnh mịch khiến cho con người vô cùng hiu quạnh khiến cho lòng người cảm thấy chợt trùng xuống.

Những người làm nghề bán hàng tạp hóa nhỏ như chị em Liên và An thường ngóng chờ nhìn xung quanh xem có ai bất ngờ ghé tới gian hàng của mình để mua gì đó không, những người khách như những vị cứu tinh cho hai chị em vậy. Họ mang tới niềm vui cho mọi người.

Hai mẹ con nhà chị Tí hàng nước hôm nào cũng ra dọn hàng từ rất sớm, nhà bác hàng phở lửa đã lên than, bác hát Xẩm chờ đợi khách ghé qua nghe những âm thanh ai oán từ bài hát buồn tới nao lòng của mình. Bấy nhiêu con người, thân phận sống trong bóng tối mong chờ một chút hy vọng mong manh cho một tương lai tương sáng hơn.

Nhà văn Thạch Lam đã gửi gắm cho từng trang viết của mình sự tinh tế, thể hiện sự đồng cảm, giá trị hiện thực vào trong những chi tiết chân thực thể hiện âm thanh cuộc sống của phố huyện nghèo nàn.

Hai chị em Liên vốn từ Hà Nội chuyển về thị trấn này do gia cảnh nhà em ngày càng làm ăn sa sút. Mẹ giao cho hai chị em Liên trông nom tạp hóa, phải chờ cho chuyến tàu từ Hà Nội chạy qua thì mới được đi ngủ, may chăng những người khách trên tàu sẽ ghé qua mua chút gì đó.

Hôm nào hai chị em Liên cũng ngồi trên chiếc chõng tre trước cửa hàng tạp hóa của nhà mình để quan sát những con người xung quanh. An thì buồn ngủ lắm, em còn nhỏ nên nó thường ngủ trước nhưng không quên dặn chị khi nào tàu đi qua thì gọi em dậy.

Chỉ còn mình Liên, Liên lớn hơn An nên trong lòng đã có những suy nghĩ riêng mình, Liên thấy hai mẹ con nhà chị Tí hôm nào cũng dọn hàng nước từ chập tối tới tận nửa đêm, công việc chăm chỉ như thế nhưng Liên thấy chị Tí cũng không kiếm được mấy đồng bởi lượng khách ghé qua uống nước cũng chẳng có mấy. Nhưng chưa thấy chị nghỉ dọn hàng hôm nào.

Gia đình bác bán phở, hay người hát Xẩm cũng vậy, cũng chẳng kiếm được mấy đồng từ công việc của mình. Nhưng họ vẫn cứ làm, vẫn cứ hy vọng, hy vọng một luồng sống mới từ chuyến tàu kia sẽ cho họ một chút sinh khí mới để sống.

Nhà văn Thạch Lam đã thể hiện sự nhân văn của mình khi đồng diệu vào tâm hôn của nhân vật Liên để nói lên nỗi lòng của những số phận nơi đây. Những con người sống trong bóng tối, luôn mơ ước sẽ có ánh sáng chiếu vào cuộc sống le lói của mình.

Trong bóng tối leo lét dường như mọi thứ đều được thu bé lại, những ánh sáng chiếu qua những tấm phên nứa, ánh sáng của bếp lò nhà hàng phở tất cả chỉ leo lét vừa đủ cho Liên nhìn thấy những khoảng sáng tối khác nhau.

Đêm nào những con người bất hạnh nhỏ bé đó cũng ngồi chờ đoàn tàu đi qua để có thể hy vọng nhiều hơn, nhìn thấy sự huyên náo. Đoàn tàu tỏa ra nhiều ánh sáng chiếu rõ cả một vùng, dù chỉ là trong giây lát mà thôi.

Nó mang chút sầm uất ồn ào của thủ đô về nơi thị trấn nghèo nàn nhỏ bé này xua tan đi sự tăm tối, im lặng của một nơi vắng vẻ, buồn leo lét.

Chuyến tàu đó như một giấc mơ mà những con người nơi đây mong ước nhưng không thực hiện được nên họ lúc nào cũng hy vọng chờ đợi nó ghé qua, mang chút ánh sáng, chút ấm áp tới với họ.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một khoảnh khắc trong đêm của một phố huyện im ắng, buồn bã trong những mảng tối và sáng những ánh đèn thân phận con người leo lét, nó như một dấu chấm lửng dang dở ở đầu câu khiến người ta cảm thấy nghẹn ngào xúc động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *