Đề bài: Em hãy chứng minh câu ca dao“Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Bài làm
Qủa không sai khi người ta nói rằng chính văn học dân gian là kho tàng sáng tác lâu đời của người xưa. Trong kho tàng ca dao là những câu hát mượt mà đằm thắm nghĩa tình. Ta dường như lại thấy được có những câu ghi lại tấm lòng của con cháu luôn luôn nhớ đến công lao của cha mẹ – những bậc sinh thành ra chúng ta. Một trong những câu ca dao đặc sắc đó không thể không kể đến câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Dễ nhận thấy được chính người xưa so sánh cái trừu tượng như công cha, nghĩa mẹ với cái cụ thể như núi Thái Sơn, hay là cả hình ảnh nước trong nguồn. Người xưa như đã mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao rất cao và ngọn núi này nổi tiếng của Trung Quốc. So sánh công ơn trời bể của cha không khác gì núi Thái Sơn cao vời vợi như để nhắc nhớ, nhấn mạnh rằng công lao của cha rất lớn. Còn đối với người mẹ – người mang nặng đẻ đau ra ta. Khác với sự to lớn của núi Thái Sơn – cao vời vợi, thì công lao của người mẹ lại dào dạt như dòng suối mát trong từ nguồn đổ về vậy. Lấy hai hình ảnh to lớn và dạt dào này để so sánh với công lao sinh thành của các bậc làm cha, làm mẹ thật là ý nghĩa biết bao nhiêu.
Ta như thấy được rằng cả câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, ta như thấy được rằng chính nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ. Ta dường như lại thấy được như mỗi chúng ta, đặc biệt là trước khi ra đời còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ chính là người đã mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta. Mỗi người con sinh ra lại cũng chính thành người từ giọt máu chung của cha mẹ ta. Ta như thấy được chỉ công ơn sinh thành ấy cũng đủ để khẳng định không gì có thể so sánh nổi. Thực sự ta như thấy được công ơn sinh thành của cha mẹ thật lớn lao.
Có thể thấy được ngay từ khi cất tiếng chào đời, đến lúc biết lẫy biết cười, nằm nôi trong tiếng hát à ơi của mẹ. Thế rồi ta quên làm sao được chính trong vòng tay khô rám của cha, rồi ăn, rồi mặc và cả việc sắm sửa các phương tiện khác cho ta lớn lên từng ngày. Tất cả bấy nhiêu đó thử hỏi rằng công lao cha mẹ kể làm sao hết được. Từ lúc ta còn nhỏ xíu, chưa biết tự lập, chưa biết gì đến lúc biết tự lo cho bản thân,
Thực vậy, ta như thấy được rằng chính cha mẹ có chín công lao nuôi dạy con cái, rút tỉa bao sinh lực cả đời cha mẹ. Đầu là công sinh thành của cha và mẹ. Thực sự ta như thấy được công sinh thành của cha là tiên quyết. Vì nếu như mà không có cha, thì mẹ không sinh ta ra được. Ta như thấy được công mẹ cưu mang chín tháng mười ngày thật là cực nhọc, và cũng như thật là đau đớn khi nở nhụy khai hoa, có khi phải đổi mạng mẹ để có con. Ta cũng thấy được cả về những sự nguy hiểm khi sinh con mà không ai giúp đỡ, người ta có câu ca ví von rằng:
Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển, mồ côi một mình!
Và nếu như mà may mắn mẹ qua cơn nguy kịch lúc sinh con, cha mẹ lại cùng nhau chăm sóc con. Mẹ lại đã cho con bú bằng nguồn sữa chiết ra từ sinh lực, hay đó cũng chính là những dòng sữa mát lành từ cơ thể mình. Nếu như mà chẳng may mẹ không có sữa đầy đủ, thì lúc này mẹ phải cùng cha làm lụng xoay sở mua sữa hộp nuôi con. Thế rồi những khi trời đông lạnh lẽo, ta như thấy được cũng chẳng ai khác ngoài cha, mẹ cũng như đã biết tìm kiếm áo quần, chăn mền đề ấp ủ cho con, tránh cho con những sự ốm đau bệnh tật trong lúc sơ sinh yếu ớt như chúng ta lúc nhỏ.Bên cạnh đó ta như thấy được chính cha mẹ còn âu yếm, nâng niu, vuốt ve, cũng như luôn luôn bồng ẵm con thơ một cách hết sức cảm động: “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” lúc con khó ăn, khó ngủ hay những lúc mà có ốm đau bệnh tật. Cho đến khi con bi bô biết nói, biết cười, mẹ cha lại lo lắng nghĩ đến chuyện dạy con lời ăn, tiếng nói đó chính là việc “học ăn, học nói, học gói, học mở”….sao cho con trở thành người khôn khéo, và cho ta thành người giỏi giang và lễ phép
Quả thật ta như thấy được cha mẹ được coi chính là nguồn sức mạnh, nguồn nghị lực thiêng liêng của đời em. Những nụ cười rạng rỡ của cha khi em học giỏi, tiếng nói hiền hòa yêu thương của mẹ đã tiếp sức cho em vươn lên và cũng như đã có được những thành công trong học tập.
Tựu chung lại ta như biết được rằng chính sự yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ là tiêu chuẩn xác định đạo đức của con người. Công lao cha mẹ ta không bao giờ có thể trả hết được được. Hãy sống sao cho thật có hiếu với bậc sinh thành của mình nhé!.