Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Bài làm
Nói về công dưỡng dục của một con người ta không thể nhắc đến công sinh thành của cha mẹ. Có lẽ chính vì vậy khi nói về cảnh con, cháu không ngoan ngoãn thì các bậc tiền nhân xưa lại có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Và câu tục ngữ này cho đến thời đại hiện nay cũng nhận được những ý kiến trái chiều.
Vậy, chúng ta hiểu được rằng “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là thế nào?Ta như thấy được chính điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đại đa số những bà mẹ hay đó là bà nội hoặc bà ngoại mà lại có tình yêu thương cháu bằng cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Có việc gì mà cháu hay làm sai thì người mẹ cũng như bà sẽ đứng ra bênh vực. Thậm chí những chuyện bênh vực này có sai đi chăng nữa. Cách nói này không chỉ ám chỉ người mẹ hay bà nội, ngoại mà hiểu rộng ra nó còn chỉ cả những người thân cận đối với đứa trẻ đó. Câu tục ngữ này dường như cũng đã nói lên được những ảnh hưởng về sự giáo dục của tất cả người thân cận có ảnh hưởng nhất định đến với nhân cách của những đứa trẻ vậy.
Và ta có thấy được những nhận định này là đúng đắn hay không? Qủa thật sự nuông chiều của mẹ hay cảu các bà mỗi khi đứa trẻ làm sai trái một điều gì đó đã làm cho chúng cảm thấy mình được bao bọc. Sự bao bọc chở che không cần biết đến đúng sai này cũng như đã làm cho đứa trẻ không bao giờ có thể nhận ra được việc sai trái mình đã làm. Cho nên chúng cứ việc mắc sai và lại được chở che như thế. Điều này làm cho chúng như trượt dài trên những sai làm mà không biết. Những người mẹ và bà luôn là người phụ nữ bao dung dễ dàng tha thứ cho đứa con của mình. Qủa thật ta như thấy được quan niệm trên cũng xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người phụ nữ. Đồng ý là tình mẫu tử bao giờ cũng thiêng liêng. Nhưng đứng trước những lỗi lầm của đứa con cần phải đứng trên lập trường ý chí kiên định và thật vững vàng.
Có thể ta như thấy được chính vì tình thương yêu quá lớn mà quên đi rằng: cần phải giáo dục con cái bằng sự nghiêm khắc và chắc chắc là phải có quy tắc gia đình rõ ràng. Sự yêu thương con cháu của những bà mẹ thông thường bằng con tim và cảm xúc, chứ không phải bằng lý trí. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng người mẹ không dám phạt con cái, vì tâm lý chung của những bà mẹ luôn sợ chúng sẽ oán giận và không còn yêu thương mình nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được rằng cũng có những bà mẹ lại quá khắt khe với những đứa con. Chính những cách dạy con như “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hiện nay đang ngày càng phổ biến. Nhưng nó lại gây ra những hậu quả quả thực khó lường chính vì vậy hãy răn dạy con cháu chúng ta theo những chiều hướng tích cực và bằng lý trí chứ đừng vì tình cảm lấn át làm cho người con không nhận ra được khuyết điểm của mình.
Từ trước cho đến nay các cụ vẫn cho rằng ý kiến “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Quan niệm ấy dường như vẫn được sử dụng và cho nó là đúng hoàn toàn đối với nhiều người trong xã hội hiện nay là do một phần xuất hiện do hoàn cảnh xã hội từ rất lâu trong xã hội. Đặc biệt từ trước thì các bà, các mẹ chủ yếu ở nhà và dành toàn tâm toàn ý chăm lo cho đời sống của gia đình, và đứa con chính là tâm điểm chăm bẵm từ nhỏ cho đến lớn. Có lẽ chính vì thế mà người bà, người mẹ luôn thương yêu con nên sự nuông chiều là không thể tránh nổi. Sự nuông chiều này đã làm cho người cháu bị hư đi là đúng.
Còn đối với xã hội hiện đại hiện nay, ta như thấy được người phụ nữ đã bước ra xã hội làm việc. Họ dường như không chỉ tập trung vào việc tề gia nội trợ như trước nữa mà ta như thấy hộ đảm đang hơn rất nhiều, giỏi việc nước và đảm việc nhà. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội không hề thua kém gì đàn ông. Cho nên quyền nuôi dạy con cái của họ cũng đặt tương đương thậm chí có thể ít hơn người chồng. Cho nên khi con hư thì trách nhiệm lại là của cả gia đình chứ không phải là của người mẹ và người bà nữa.
Qủa thật ta như thấy được nguyên nhân khiến cho những đứa con ngoan ở trong mỗi gia đình trở thành “hư” thì nó phải là lỗi của cả cha lẫn mẹ chứ không phải của riêng ai. Quan trọng hơn cả đó chính là bản thân của đứa trẻ đó chưa ý thức được những hành động non dại của mình ảnh hưởng đến chính mình, gia đình và cả xã hội. Ngoài ra những tác động xung quanh của môi trường đến đứa trẻ cũng được bộ lộ và được đánh giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “hư hỏng” của đứa bé. Nuôi dạy con cháu không phải là trách nhiệm của một cá nhân nào trong gia đình mà nó là trách nhiệm của cả gia đình cũng như bản thân đứa trẻ đó. Môi trường tác động nhưng dưới sự hướng dẫn lo lắng cho con cái sẽ giúp cho đứa trẻ đó thêm vững vàng trước sóng gió cuộc đời và trở thành người có ích hơn.