Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Bài làm
Trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nói để khuyên răn con người ta học tập. Và một trong những câu tục ngữ có nội dung này không thể không nói đến câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Nếu như chúng ta mà xét về mặt chữ nghĩa trong câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ta như nhận thấy được các từ đều khá rõ ràng. Dường như ta thấy được ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy được rằng có lẽ chính cái khó của câu tục ngữ này là ở việc có các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được “ngày đàng” trong câu dường như cũng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Đặc biệt hơn ta như thấy được cứ mỗi khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng dường như cũng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Và cho dù có dẫu vậy, ta dường như cũng đã thấy được có những vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên chính với “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Ta dường như cũng thấy được đây chính là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Dễ nhận thấy được chính trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn dường như cũng đã để hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn ta như hiểu được ngay ở trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Và cũng không thể sai khi ta như thấy được chính nhân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, và cũng lại rất nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Và ta cũng đã có thể biết được rằng, chính những đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Và ta như thấy được thêm một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Tất cả điều này ta dường như cũng phải hiểu được việc chính mỗi người chúng ta mà học một sàng khôn là học được nhau cái hay, hay đó chính là những cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.
Thông thường, theo lẽ tự nhiên ta dường như cũng biết khi mà nhắc hay nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn. Và bên cạnh đó ngược lại cái lọt xuống, đồng thời khi mà lọt qua sàng là thứ nhỏ. Việc mà lại lọt sàng xuống nia là lẽ thường. Ông cha ta cũng thật tài tinh khi đã dùng “sàng khôn” chính vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn ở đây muốn nói không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc ra nữa. Và chúng ta muốn học rộng và hiểu nhiều chắc chắn chúng ta phải đi nhiều thì mới có thể tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng.
Thực sự có thể nói được rằng câu tục ngữ đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như cũng lại còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Ta cũng thấy được chính với những dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian là quãng đường chứ không phải đo bằng thời gian.
Những lời dạy của ông cha tay thật là thâm thúy và sâu sắc biết bao nhiêu. Có lẽ chính vì thế mà các câu tục ngữ được coi chính là trí tuệ của người xưa từ trước cho đến nay. Trong đó câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng được trở thành một bài học kinh nghiệm mà thế hệ chúng ta cần noi theo.