Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

Bài làm

Nhà văn Ngô Tất Tố là nhà văn nghệ thuật bậc thầy trong làng văn học hiện thực nước ta trong những năm trước 1945. Ông sáng tác nhiều tác phẩm để đời gây được tiếng vang lớn trong thời kỳ phong kiến nửa thực dân, khiến người nông dân nghèo khó, túng quẫn, bị xô đẩy tới đường cùng.

Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thể hiện ngòi bút hiện thực, tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả khi đồng cảm chia sẻ với nỗi khổ của người nông dân.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tắt đèn” thể hiện qua việc tác giả khắc họa nhân vật vô cùng chi tiết cuộc sống khốn khổ của những con người nông dân lao động cơ cực lam lũ.

Sự nổi bật và thành công sâu sắc của nhà văn Ngô Tất Tố chính là nghệ thuật khắc họa nhân vật. Một chị Dậu lam lũ quanh năm tần tảo bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng không đủ ăn, không đủ tiền nộp sưu thuế cho chồng mình.

Trong tác phẩm cai lệ chỉ là một tên mạt hạng, một kẻ tay sai với chức sắc vô cùng nhỏ bé nhưng đã thể hiện quyền hành sự hống hách của mình khi đè đầu cưỡi cổ người nông dân khốn khổ. Hình ảnh tên cai lệ chính là hình ảnh của giai cấp bóc lột tầng lớp chính quyền thực dân phong kiến luôn chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của người nông dân khốn khổ.

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Đối lập với hình ảnh cướp bóc của tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu đại diện của người nông dân khốn khổ được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng thành công nhằm tố cáo tội ác của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật.

Loading…

Tác giả Ngô Tất Tô không chỉ thành công trong việc xây dựng một hình ảnh người phụ nữ lầm than, nghèo khổ, điển hình của người nông dân lao động mà nhà văn còn thành công trong việc tô vẽ xây dựng tâm lý nhân vật chị Dậu vô cùng sâu sắc.

Trong trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” chị Dậu đã thể hiện diễn biến nội tâm của mình khá phong phú. Ngòi bút của nhà văn Ngô Tất Tố đã đi sâu vào từng ngóc ngách trong tâm hồn của nhân vật để có thể khắc họa chi tiết và thành công tới như vậy.

Khi những tên lính, tên cai lệ  xông tới nhà chị Dậu, nhăm nhe định bắt chồng chị anh Dậu đi. Chị Dậu nhún nhường thể hiện với thân phận người phụ nữ yếu đuối nên chị Dậu đã nhún nhường xin “Ông tha cho nhà cháu”. Thể hiện sự kêu cứu cầu khẩn của một người tầng lớp dưới với những người tầng lớp trên của mình.

Nhưng trong đoạn tiếp theo khi tên cai lệ định nhăm nhe trói anh Dậu đưa đi chị Dậu đã không cam chịu nữa. Chị Dậu thể hiện quyền ngang hàng của mình ” Chồng tôi đau ốm”. Thể hiện sự vùng lên của một người không muốn van xin nữa, mà thể hiện sự ngang hàng quyền làm người của mình.

Trước thái độ hống hách của tên cai lệ, chị Dậu đã xưng bà với chúng “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” thể hiện, sự vùng lên của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng. Chính khi bị xô đẩy tới đường cùng thì người nông dân buộc lòng phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống của mình. Những người nông dân khốn khổ, nghèo đói, khi bị bần cùng hóa, con giun xéo mãi cũng quằn. Khi bị xô tới đường cùng họ cũng phải vùng lên đấu tranh đòi quyền mưu sinh, quyền sinh tồn cho mình.

Trong đoạn tác phẩm thể hiện nghệ thuật của ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố và của nhân vật nhật chị Dậu, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người nông dân trong cảnh bị chà đạp, xô đẩy tới đường cùng. Tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của mình.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã khai đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người. Thông qua tác phẩm của mình tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, bóc lột của chế độ phong kiến thực dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *