Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Bài làm

Nam Cao là nhà văn lớn tiêu biểu của nền văn học hiện thực của nước ta trong giai đoạn những năm 1945. Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn trong đó tác phẩm nào của ông cũng sâu sắc và để lại ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Trong đó, giá trị nhân đạo luôn là một giá trị không thể nào thiếu trong mỗi tác phẩm của nhà văn Nam Cao.  Chính giá trị nhân đạo làm nên tính nhân văn sức hấp dẫn trong mỗi tác phẩm của Nam Cao, thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu của tác giả với những con người số phận trong xã hội xưa.

Trong truyện ngắn “Đời thừa” giá trị nhân đạo thể hiện qua sự đồng cảm của tác giả với những tri thức nghèo, bị xã hội xô đẩy tới đường cùng không lối thoát.  Họ sống giữa thời đại tranh tối tranh sáng, nhưng trong tâm hồn luôn hướng tới những điều hoàn mỹ, tốt đẹp, hướng tới sự chân thiện mỹ.

Nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” là một nhà văn có tâm, có tài với nghề nghiệp của mình. Anh thường rất thận trọng trong câu chữ, coi sự nghiệp viết văn là một công việc quan trọng cao cả, có sức ảnh hưởng tới nhiều bạn đọc.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

Chính vì vậy, Hộ thường viết thận trọng không viết bừa bãi hay viết cẩu thả,  theo xu hướng thời đại để kiếm tiền nhuận bút. Hộ cần tiền để lo lắng cho vợ con của mình, duy trì sự sống của những thành viên trong gia đình. Mỗi lần cầm tiền anh lại cảm thấy vô cùng buồn chán, vì cảm thấy mình đang mất dần lý tưởng sống, mất đi ước mơ về nghệ thuật chân chính cao đẹp.

Trong tính cách Hộ cũng là người có nhân cách cao đẹp có tấm lòng nhân hậu, khi gặp gỡ Từ. Một cô gái, có mảnh đời bất hạnh, bị người yêu bỏ rơi với cái thai đang ngày một lớn dần trong bụng. Vì thương có mảnh đời bất hạnh éo le của Từ mà Hộ đã cúi xuống nỗi đau của Từ nhận con của cô làm con mình, cưới Từ làm vợ.

Rồi khi mẹ của Từ ốm đau qua đời, chính Hộ đã giúp đỡ cho lo ma chay, hậu sự chu đáo.
Từ những nghĩa cửa cao đẹp đó, Hộ đã cứu vớt mẹ con Từ, rồi họ cưới nhau từ tình thương sự cảm thông trong cuộc sống. Từ sự bao dung nhân hậu trong con người Hộ. Nhân vật Hộ luôn quan niệm rằng “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Loading…

Nhân vật Hộ thật sự có tấm lòng chung thủy yêu thương vợ con. Nhưng cuộc sống quá trớ trêu “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Từ khi lấy Từ về làm vợ. Từ ốm rồi những đứa con chung giữa anh và Từ lần lượt ra đời. Cuộc sống quanh quẩn chỉ có tiền và tiền. Từ tiền thuê nhà, tiền sữa, tiền điện nước, tiền ăn uống, thuốc men… cái gì cũng cần tới tiền và tiền.

Chính cuộc sống mưu sinh vất vả đó đã làm thay đổi con người Hộ đẩy Hộ vào chuỗi bi kịch của cuộc đời mình. Hộ từ một người viết rất thận trọng, coi văn chương là công việc cao quý, anh luôn mơ ước sáng tác được tác phẩm mà có thể chạm tới trái tim mọi người, một tác phẩm lớn ca ngợi lòng bác ái của con người. Hướng con người tới những điều tốt đẹp.

Nhưng giờ đây anh phải viết bừa viết ẩu, những tác phẩm ba xu rẻ tiền những tình yêu nam nữ xa rời thực tế nhưng theo xu hướng của người đọc để kiếm vài đồng nhuận bút nuôi vợ con.

Hộ từng coi văn chương là cái nghiệp của đời mình, nhưng nợ cơm áo ghì anh sát đất. Mỗi lần đọc một tác phẩm văn chương hay Hộ cảm thấy sướng lắm còn hơn cả ăn một món ngon trên đời.
Rồi khi đọc lại những bài viết của mình đăng trên báo anh thường vò đầu bứt tai, coi như mình hỏng thật rồi.

Sự nhân đạo của nhà văn Nam Cao chính là cái nhìn của Hộ với cuộc đời, từ quan niệm sống “Kẻ mạnh không phải là kẻ chà đạp lên người khác, kẻ mạnh là kẻ nâng kẻ khác trên đôi vai của mình
Từ sự bất lực trong văn chương trong cuộc sống cơm áo gạo tiền.

Hộ dần dần thay đổi tính cách, anh vốn là người thương yêu vợ con lắm, nhưng giờ đây anh thường hay say rượu mỗi lúc như vậy Hộ quát mắng vợ con, cảm thấy muốn vật cho chúng một nhát chết hết đi cho rảnh nợ. Nhưng rồi khi tỉnh rượu Hộ ân hận lắm anh hôn hít xin lỗi từng đứa một hứa sẽ sửa đổi. Hộ bẽn lẽn nhìn Từ hối hận.

Từ sâu trong tiềm thức của mình, Hộ hiểu rằng cuộc đời anh khổ sở vì vợ con, vì món nợ cơm áo chỉ cần từ bỏ tất cả biến mất khỏi vợ con thì anh sẽ không khổ nữa sẽ tha hồ mơ mộng chuyện văn chương. Nhưng Hộ không làm được điều đó, anh không thể từ bỏ vợ con, không thể nhẫn tâm là điều đó. Chính vì vậy, cuộc đời Hộ luôn chìm trong bi kịch.

Chính sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với nhân vật Hộ đã tạo nên giá trị nhân đạo của tác phẩm, làm cho tác phẩm trở nên nhân đạo sâu sắc và gắn liền với hơi thở của cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *