Đề bài: Phân tích hai chị em Liên trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Bài làm

Loading…

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biểu cho văn phong truyện không có cốt truyện của tác giả Thạch Lam.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã khắc họa thành công nhân vật hai chị em Liên, trong cuộc sống nghèo khổ, gian khó nhưng vẫn luôn mong chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn. Mong chờ chút ánh sáng từ thành phố mang tới cho thị trấn nghèo khổ, tăm tối, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả Thạch Lam với nhân vật của mình.

Khung cảnh truyện ngắn mở ra là ngày tàn, khi chợ chiều đã vãn, không gian trở nên tăm tối, hình ảnh hai chị em Liên hiện lên với những nét vẽ tinh tế thơ ngây về ngoại hình nhưng sâu sắc trong tư duy, sự vô tư của An, nó còn bé chưa hiểu được mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình.

Hai chị em Liên có một gian hàng tạp hóa nhỏ ở thị trấn nhỏ nơi đoàn tàu từ Hà Nội thường xuyên đi qua. Mẹ dặn dò hai chị phải chờ khi nào tàu đi qua mới được đóng cửa hàng đi ngủ, bởi may chăng, những hành khách trên tàu có thể sẽ mua một ít hàng hóa.

Liên lớn hơn em, nên trong tâm hồn của cô có những suy nghĩ sâu sắc hơn. Cô cảm nhận được tiếng ếch nhái từ cánh đồng không xa kêu lên, những mảnh đời trong bóng tối như bác hát xẩm, hai mẹ con nhà chị bán nước, gia đình bác bán phở, tất cả những mảnh đời sống trong bóng tối đó đang mong chờ một chút ánh sáng đi qua.

Liên thường cảm nhận được nỗi buồn trong chính âm sắc ánh sáng của ngày tàn, những ánh sáng leo lét, rồi mùi đất nồng nồng, mùi rác rưởi trên mặt đất… Tất cả đều gợi cho Liên những cảm xúc khó tả, về những con người và cuộc sống nơi đây.

Những âm thanh rời rạc của ếch nhái kêu, của tiếng trống thu không, tiếng muỗi kêu vo ve, gợi lên những suy nghĩ buồn man mác nao lòng. Nhân vật Liên dường như lớn hơn rất nhiều so với độ tuổi của mình, cô thường suy nghĩ vẩn vơ.

Khi phiên chợ tan, những người đi làm nói với nhau rồi cũng ra về dân chỉ còn lại mấy cửa hàng nhỏ. Cảnh chợ tan thật buồn, được tác giả Thạch Lam khắc họa lên bằng những chi tiết vô cùng tinh tế sâu sắc thể hiện sự quan sát tỉ mỉ của tác giả.

Những đứa trẻ lom khom đi nhặt từng thanh nứa thanh tre trong đống rác để lại, những mảnh đời bất hạnh nghèo khổ đã tác động đến suy nghĩ của một cô gái nhỏ giàu lòng nhân ái tình thương người như Liên. Mặc dù, gia cảnh nhà cô cũng chẳng khấm khá gì hơn so với chúng.

Mỗi lúc nhìn những đứa trẻ nghèo khổ đó vui chơi với nhau cả hai chị em Liên đều muốn chạy ra chơi cùng nhưng rồi lại phải kìm chế lại bởi những lời mẹ dặn, phải trông cái cửa hàng tạp hóa nhỏ này.

Khi màn đêm buông xuống phố huyện càng trở nên âm u tĩnh mịch, hai chị em Liên ngồi trên chiếc võng trước cửa hàng nhìn xung quanh, ngắm nhìn những cuộc đời sống trong bóng tối, những ngọn đèn leo lét chỗ tối chỗ sáng càng làm cho tâm trạng của con người trở nên u ám cô liêu.

Cả hai chị em Liên đang cố gắng chờ đợi tìm kiếm một chút ánh sáng nhỏ nơi phố huyện nghèo khổ này trong chính tâm hồn của những nhân vật đang âm thầm chờ đợi một điều gì đó.

Trong một đêm mùa hè em như nhung và thoảng qua cơn gió nhẹ những con người sống lầm lũi trong bóng tối dần dần hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Liên.

Hai mẹ con nhà chị Tý sống bằng nghề bán nước, bác hát Sẩm, bác Siêu và bà cụ Thi điên những mảnh đời đó tối nào cũng ngồi như vậy mong chờ một niềm vui, nào đó sẽ tới với mình. Họ chính là những mảnh đời đại diện cho cuộc sống của những người dân nơi phố huyện nghèo khổ này.

Tất cả họ chẳng kiếm được bao nhiêu tiền từ những nghề mà họ đang mưu sinh nhưng không ai từ bỏ bởi ai cũng hy vọng, mong chờ một điều gì đó. Mong chờ một chuyến tàu đêm từ thủ đô Hà Nội đi qua. Chuyến tàu đó mang những ánh sáng kỳ lạ tới dù chỉ là phút chốc ngắn ngủi nhưng cũng cho họ một chút hy vọng vào cuộc sống tăm tối lầm lũi, của mình.

Nói một cách khác chuyến tàu chính là hy vọng của hai chị em Liên và những người dân nơi phố huyện mong chờ một cuộc sống tốt đẹp hơn, những ánh sáng của sự văn minh, hạnh phúc sẽ tới với họ, mang cho họ sự ấm no, không còn đói khổ nhọc nhằn nữa.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện tài quan sát, ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của tác giả Thạch Lam. Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện, tính bi kịch tình huống truyện độc đáo nhưng lại gợi cho người đọc những âm hưởng da diết nhẹ nhàng sâu lắng không thể nào quên.

Tác giả Thạch Lam đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ vừa mang sự ngây thơ của trẻ con vừa có sự trưởng thành trước tuổi của những trẻ em nghèo sống cảnh thiếu thốn. Nó thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhân vật và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *