Đề bài: Phân tích “Hạnh phúc một tang gia” của Vũ Trọng Phụng

Bài làm

Nhà văn Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc, một nhà văn châm biếm sâu sắc nghệ thuật bậc thầy về sự mỉa mai, một cây bút trào phúng vô cùng đặc sắc, sâu cay.

Trong tác phẩm “Số đỏ” nhà văn Vũ Trọng Phụng đã phác họa thành công một xã hội nửa tây nửa ta thối nát, lố lăng, dị hợm. Trong đó, những kẻ như nhân vật Xuân tóc đỏ được lên ngôi bởi những trò bịp bợm dị hợm của hắn

Trích đoạn “Hạnh phúc một tang gia” thể hiện sự hạnh phúc một gia đình khi mà cha ông họ mất đi nhưng lại mang về cho họ khá nhiều lợi ích. Ông con trai thì có cơ hội cai quản tiền bạc giang sơn cha để lại, lũ con cháu có cơ hội mời bạn bè tới, rồi là cơ hội để ăn mặc lố lăng, liếc mắt đưa tình, chia chác tài sản, thể hiện sự giàu có thanh thế của gia đình thông qua hình thức tổ chức đám ma thật đình đám khác người.

Còn thực chất trong đám ma tang gia bối rối đó chẳng có ai thật lòng thương cho người quá cố vừa nằm xuống. Có chăng chỉ có một cô người hầu cùng quê, thường xuyên chăm sóc cụ cố Hồng là nhỏ những giọt nước mắt thương tiếc thật sự.

Ngay trong nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” tang gia mà lại hạnh phúc làm sao được những chuyện đời tưởng đùa mà như thật. Vì ông cụ cố Hồng ốm đã lâu ngày chữa chạy nhiều nhưng không khỏi được tốn kém tiền bạc. Lũ con cháu thì chỉ mong ông chết để được chia chác tiền bạc của ông. Bởi ông cụ cố Hồng rất giàu có.

Mâu thuẫn và sự trào phúng thể hiện ở những chi tiết trước khi ông cụ tổ, ông cố Hồng chết, các con cháu chỉ mong ông chóng chết nên chúng chỉ muốn mời một ông đốc tờ rởm để khám xét qua loa, rồi kê thuốc vớ vẩn để ông an tâm là có mời bác sĩ. Nhưng rồi chúng chỉ mong ông chết, mọi hình thức mời thầy thuốc chỉ là lừa bịp ông cụ gần đất xa trời mà thôi.

Chính vì vậy chúng mới nhờ vả tên Xuân tóc đỏ một người không cha không mẹ, làm nghề nhặt banh ở sân quần vợt mười ba lần vào tù vì trộm cắp, đánh nhau và nhìn trộm đàn bà con gái tắm. Hắn có một quá khứ đen tối, nhưng dưới lời quảng cáo của vợ chồng Văn Minh chủ tiệm may Âu Hóa cháu cụ cố Hồng thì hắn bỗng nhiên trở thành một bác sĩ đi du học ở Pháp về.

Rồi bằng một nắm lá thuốc vớ vẩn học mót được từ ngày đi bán thuốc dạo ở chợ, hắn huênh hoang về những kiến thức y học của mình. Nhưng không may cho hắn nắm lá thuốc đó lại cứu được cụ cố Hồng.

Chắc không phải thuốc của hắn hiệu nghiệm mà do tâm tưởng của cụ cố Hồng tưởng đó là thuốc tiên nên cụ gắng gượng tự cảm thấy mình khỏe lại. Việc cụ cố Hồng được hắn chữa khỏi bệnh làm cho mọi người nể hắn lắm.

Nhưng cũng gây phiền lòng cho nhiều con cháu trong gia đình. Đúng lúc đó hắn được cháu rể cụ cố Hồng chồng của cô Hoa Hồng thuê mười đồng để nói trước mặt nhà vợ anh ta rằng “Thưa ngài ngài là một người chồng mọc sừng”. Người cháu rẻ cụ cố Hồng biết vợ mình ngoại tình từ lâu, nhưng anh ta cam chịu vì hy vọng sẽ được nhà vợ đền bụ thiệt thòi danh dự bị cắm sừng bằng một món tiền kha khá. Chính vì vậy, hắn thuê Xuân tóc đỏ nói như vậy khi gia đình vợ có mặt đông đủ.

Nhưng chính câu nói này của Xuân tóc đỏ làm cụ cố Hồng sốc quá mà chết. Cả gia đình không ai trách mắng hắn mà vui mừng phấn khởi ra mặt, coi hắn là ân nhân cứu mạng. Và hạnh phúc một tang gia bắt đầu.

Trong đám tang của ông cha mình nhưng những thành viên trong gia đình lại hết sức hoan hỉ, cô cháu gái Tuyết thì hạnh phúc vì được diện áo tang,  vô cùng mỏng manh, trang phục ngây thơ nửa kín nửa hở lãng mạn mang nỗi buồn man mác.

Con trai cụ cố Hồng thì được nắm giữ tay hòm chìa khóa, còn ông cháu rể ông phán mọc sừng thì thành kẻ vớ bở vì cái chết của ông vợ mà được chia thêm tài sản, lại còn được phần nhiều vì lấy phải cô vợ chắc nết.

Thông qua đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ta thấy được nghệ thuật trào phúng bậc thầy của nhà văn Vũ Trọng Phụng ông đã miêu tả sự nhố nhăng của đám ma này, sự lăng loàn của những cô con gái nửa tây nửa ta như Thuyết, Hồng Hoa, hay bà Phó Đoan.

Ngòi bút châm biếm của tác giả Vũ Trọng Phụng có sức mạnh ghê gớm nó thể hiện sự phẫn uất của tác giả trước xã hội phong kiến nửa thực dân vô cùng thối nát, tha hóa đạo đức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *