Đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bài làm

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý, không gì có thể sánh được. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã viết lên một tác phẩm vô cùng đặc sắc, thể hiện sự giằng xé trong lòng mỗi nhân vật trong “Chiếc lược ngà”, khiến người đọc vô cùng thấm thía xúc động.

Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta một sự ám ảnh, về sự mất mát trong cuộc sống là điều vô cùng đau đớn, chua xót. Thông qua tác phẩm Nguyễn Quang Sáng cũng muốn tố cáo tội ác của giặc khi đã gây ra chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam là cho nhiều gia đình nước ta phải ly tan, cha phải xa con, vợ xa chồng.

Họ không được hưởng những hạnh phúc vô cùng giản dị của cuộc sống gia đình bình thường. Nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ng” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng làm một em bé khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc xúc động, bởi cô bé Thu có cá tính vô cùng kiên cường gai góc, nhưng chứa đựng bên trong là nội tâm phong phú, mà những em bé bình thường không thể có được.

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được tác giả Nguyễn Quang Sáng viết trong lúc đất nước chúng ta đang bị chia hai. Miền Bắc bước vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa sau khi chiến thắng thực dân Pháp. Còn miền Nam đang trong thời kỳ cam go chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Trong bối cảnh chiến tranh xảy ra, ông Sáu cũng như bao người đàn ông yêu nước khác lên đường tham gia chiến đấu khi bé Thu vẫn còn trong bung mẹ. Bé Thu ra đời đã 7-8 tuổi rồi nhưng chưa lần nào được gặp ba của mình. Cô bé chỉ gặp ba qua bức hình chụp ngày cưới của ba mẹ mà thôi.

Nhưng rồi một lần ông Sáu được nghỉ Phép ba ngày, ông vui vẻ về nhà thăm gia đình gặp con gái của mình. Lần đầu nhìn thấy con ông vui lắm, chạy lại ôm nó nói những lời nghẹn ngào nhiều cảm xúc. Thu ơi ba đây con. Nhưng đáp lại tình cảm của ông Sáu con bé Thu khẽ đẩy vòng tay ba ra rồi chạy vào nhà gọi mẹ.

Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Những ngày ông Sáu ở nhà bé Thu cương quyết không chịu nhận ba. Nó thường lảng tránh ông Sáu. Mẹ bảo kêu ba vào ăn cơm. Nó chỉ ra ngoài và nói trống không “Vô ăn cơm”

Loading…

Rồi trong bữa ăn ông Sáu muốn thể hiện tình cảm với con nên gắp cho bé Thu một miếng trứng cá thơm ngon. Nhưng bé Thu lại hất tay ông ra làm miếng trứng cá rơi xuống đất, quá giận con gái vì sự ngang bướng nên ông Sáu phát cho nó vài cái roi vào đít. Nó ngang ngạnh không khóc mà buông bát cơm chèo thuyền qua nhà bà ngoại.

Ở nhà bà ngoại bé Thu được bà kể cho nghe những gian khổ, những chiến công hiển hách mà ông Sáu phải trải qua nơi chiến trường. Nguyên nhân những vết sẹo gớm ghiếc trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu không nhận ra ba mình.

Xem thêm:  Soạn bài: Tập đọc Kì diệu rừng xanh

Nghe những lời bà kể bé Thu đã khóc rất nhiều bởi thương ba, cảm nhận được những khó khăn gian khổ, những hy sinh mà ba phải trải qua. Nó cảm thấy ân hận vô cùng.

Bé Thu chỉ là một cô bé có 8 tuổi nhưng được tác giả Nguyễn Quang Sáng xây dựng vô cùng cá tính, sắc nét, với những tính bướng bỉnh ngang ngạnh và gai góc. Cô bé Thu như một chú Nhím lông đầy gai nhọn, sẵn sàng làm tổn thương ông Sáu nhưng ẩn chứa bên trong chú nhím là một lớp thịt ấm áp mềm mại.

Cái tính của cô bé Thu được tác giả thể hiện qua những câu văn miêu tả đặc sắc, táo bạo, chính nhờ đó mà giúp người đọc hình dung được tính cách vững vàng kiên định của những con người Miền Nam.

Những ngày nghỉ phép qua nhanh, giây phút ông Sáu phải lên đường đi tác chiến đã đến. Trong giây phút thiêng liêng anh tiếng ba mà bé Thu kìm nén đã lâu, tiếng ba mà ông Sáu chờ đợi được bé Thu thốt lên vô cùng thổn thức “Con không cho ba đi. Ba phải ở nhà với con”. Câu nói và những giọt nước mắt trẻ thơ của con bé đã làm trái tim người đọc thật sự tan chảy.

Nó là một cảm xúc vỡ òa bởi được dồn nén quá lâu giờ mới bộc lộ ra. Giây phút thiêng liêng là cho cả tác phẩm trở nên bất hủ. Trong giây phút ấy sự gai góc ngang tàng của con bé Thu đã hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là một đứa trẻ đúng nghĩa. Một đứa trẻ thèm khát được hưởng tình yêu của ba mình, được nương tựa vào vòng tay vững chãi của ba. Một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm từ rất lâu. Nó như nắng hạn gặp mưa rào vậy.

Trước khi ông Sáu lên đường bé Thu dặn ông “Ba nhớ mua cho con chiếc lược nghe ba”. Trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ, nhưng ông Sáu không khi nào quên lời con dặn, khi có thời gian ông liền khắc tặng con một chiếc lược ngà, thể hiện tình cảm ông dành cho con.

Trong một lần chiến đấu, ông Sáu đã hy sinh nhưng trước khi nhắm mắt ông đã lấy chiếc lược ngà trong người gửi lại cho người đồng đội thân thiết chuyển đến tay con gái mình. và nói với nó “Ba rất yêu nó”

Những lời chăng chối cuối cùng của một người lính thể hiện tình cảm của một người cha dành cho đứa con gái bé bỏng của mình, khiến trái tim người đọc tan chảy, xúc động nghẹn ngào. Thông qua tác phẩm nhà văn Nguyễn Quang Sáng tố cáo tội ác của giặc khi gây ra chiến tranh ở Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *