Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bài làm

Tắt đèn là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Ngô Tất Tố. Nhân vân chị Dậu là một nhân vật có nhiều chuyển biến tâm trạng lớn khi chị từ người chịu đựng mọi việc, nhẫn nhịn, cam chịu đã phải vùng lên phản kháng, thể hiện việc “con giun xéo mãi cũng phải quằn”. Tức nước vỡ bờ là việc dễ hiểu, phản kháng đòi quyền sống quyền làm người của mình.

Hành động phản kháng lại bọn lính thu thuế của chị Dậu thể hiện sự vùng lên của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng. Có nhà văn đã từng nói trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” như một việc làm kêu người nông dân vùng dậy đấu tranh.

Trong trích đoạn ‘Tức nước vỡ bờ” chị Dậu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh chị Dậu khốn khổ, nhưng thương chồng thương con, kiên cường chống đỡ với những áp bức bóc lột.

Chị Dậu có hoàn cảnh đáng thương, chị phải bán gánh khoai, ổ cho và dứt ruột bán đứa con gái đầu lòng mới chỉ có bảy tuổi cho gia đình Nghị Quế để cho tiền đóng sưu cho chồng mình.
Hình ảnh anh Dậu bị trói ở sân đình, bị đánh đập vì còn thiếu một suất sưu nữa. Nhưng anh Dậu còn một người em trai nhưng đã chết từ đầu năm tháng giêng nhưng quan lại triều đình vẫn bắt đóng sưu thuế.

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
phân tích nhân vật chị dậu

Anh Dậu bị bắt đi khi vừa mới ốm dậy bị trói đánh đập suốt ngày đêm anh Dậu ngất xỉu tưởng như đã chết. Hình ảnh anh Dậu xanh như tàu lá héo khiến chị Dậu vô cùng đau xót, từ người đàn ông trụ cột của gia đình, nhưng nay mọi gánh nặng đều dồn lên vai của chị Dậu

Chị Dậu là người thương chồng, một người mẹ có có tấm lòng thương con vô bờ bến nhưng hoàn cảnh xô đẩy khiến cho chị Dậu phải bán đi những thứ có giá trị trong gia đình.

Loading…

Trong nguy kịch chị Dậu đã tìm đủ mọi cách cố gắng để cứu chồng, chị Dậu đã tìm đủ mọi cách mới xoay đủ tiền đóng thuế cho chồng của mình nhưng lại thêm xuất thuế của em chồng đã chết khiến chị vô cùng kiệt quệ.

Anh Dậu được thả về nhà vì quá yếu, người mềm nhũn ra như sắp chết. Chị Dậu vét nốt những hạt gạo cuối cùng trong thùng nấu một bát cháo loãng cho chồng mình húp tạm, nhưng khi chị Dậu vừa đưa bát cháo cho anh Dậu toan cho lên mồm húp cầm hơi thì bọn quân lính từ đâu chạy xộc vào hất tay làm vỡ toang bát cháo xuống nền nhà.

Chị Dậu là một người phụ nữ vô cùng gan dạ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn lính để bảo vệ chồng mình.  Chị Dậu đã van xin bọn lính xin chúng tha cho chồng mình, xin các thầy tha cho nhà cháu. Chị Dậu đã để đặt mình ở tầng lớp dưới để van xin.

Nhưng bọn lính vẫn tiến tới cương quyết trói anh Dậu mang đi, chị Dậu thay đổi thái độ của mình. Chị đặt mình ngang hàng với bọn lính để nói chuyện “Chồng tôi đau ốm các ông không có quyền”

Trước thái độ cương quyết của chị Dậu bọn lính cười cợt hành động của  chị Dâu, chúng càng cố gắng tiến về phía anh Dậu cố gắng để bắt anh Dậu đi. Chị Dậu đã thách thức “Mày trói chồng đi, bà cho mày xem” thể hiện thái độ cương quyết, phản kháng của người dân khi bị xô đẩy tới đường cùng.

Kèm theo lời nói chị Dậu đã túm cổ một tên lính kéo chúng ra ngoài rồi ấn ngã chỏng gọng. Sức lực của một người đàn bà lực điền quanh năm lao động, nên dễ dàng hạ gục tên lính gầy gò.
Con giun xéo mãi cũng phải quằn, chị Dậu là người bị chèn ép dã man, tính mạng của người thân bị đe dọa nên chị Dậu đã phải vùng lên.

Trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” thể hiện một tấm bi hài kịch, diễn ra căng thẳng nhiều kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được tác giả phác họa rất chân thực, giàu lòng thương chồng, nhưng cũng vô cùng cứng cỏi.

Chị Dậu chính là người phụ nữ đại diện cho người phụ nữ nông dân Việt Nam thương chồng thương con, sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cho chồng con được hạnh phúc. Hình ảnh người phụ nữ chân chất, thương chồng thương con vô bờ bến. Chị Dậu có tấm lòng hy sinh vô bờ bến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *