Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Bài làm

Là người luôn khao khát cái đẹp và ngưỡng mộ cái đẹp, nhất là cái đẹp trong tâm hồn, tính cách con người, nhà văn Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm rất thành công khi khai thác về cái đẹp ấy. Truyện ngắnChữ người tử tù của ông đã mang đến cho người đọc những ấn tượng khó quên về nhân vật Huấn cao, một con người tài hoa và đầy lòng tự trọng, sống hiên ngang bất khuất trước mọi cám dỗ, mọi thế lực, trước cái chết vẫn ung dung, cao ngạo.

Huấn Cao từ chỗ bất bình trước sự suy thoái, mục ruỗng của triều đình, ông đã đứng lên đấu tranh chống lại và không may đã bị bắt giam chờ ngày xử tử. Trong tù chẳng những ông không buồn bã, bi quan mà trái lại, ông đã có những suy nghĩ và hành động hết sức phóng khoáng.

Ông tỏ rõ sự khinh bỉ, luôn coi bọn cầm quyền, trong đó tất nhiên có cả viên quản ngục  là lũ tiểu nhân thị oai. Ông tỏ rõ khí phách hiên ngang lồng lộng, nổi bật lên giữa cái u tối của nhà tù.

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Hiên ngang, bất khuất là thế nhưng ông lại trở nên mềm mại trước bản chất tốt đẹp của con người, luôn ca ngợi cái thiên lương. Từ chỗ coi thường, khinh bỉ viên quản ngục, đến khi nhận ra bản chất tốt đẹp bên trong của viên quản ngục thì ông lại tỏ ra trân trọng, dành lời khuyên nhủ: Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê mà ở đã… ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Cảm phục con người đầy khí phách như ông, ngưỡng mộ trước tài năng của ông mà viên cai ngục đã luôn tỏ ra khúm núm, không hề tỏ chút uy quyền nào trước ông.

Loading…

Lòng yêu cái đẹp trong ông khiến tâm hồn ông thư thái, độ lượng, thấu hiểu, cảm thông với người yêu cái đẹp cho dù người ấy là viên quản ngục, là người đứng ở chiến tuyến đối kháng với ông. Thông cảm tới mức ông đã đi đến quyết định đồng ý cho chữ viên quản ngục, điều mà ông chỉ làm với những người được coi là tri kỉ với mình. Đây là một điều bất thường, có thể nói là phi thường và cũng phù hợp với cốt cách con người ông. Chữ của ông gắn liền với nghĩa, vừa cho chữ vừa đưa ra lời khuyên có thể hiểu như là một sự tuyên truyền, giác ngộ của ông với viên quản ngục.

Cái tài của Huấn Cao được thể hiện ở nhiều mặt. Đặc biệt là tài viết chữ, nổi tiếng cả một vùng. Chữ của ông là hiện thân của những khao khát tung hoành ngang dọc giữa cuộc đời, ông viết không chỉ bằng sự tài hoa của đôi tay mà bằng cả trái tim, khối óc. Bởi vậy việc ông cho chữ, cảnh ông cho chữ trong tù là một việc hết sức ngoại lệ, xưa nay chưa từng có. Cách ông cho chữ đã tạc lêm một bức tranh sống động có một không hai.

Khung cảnh nhà tù bẩn thỉu, hôi hám đã hoàn toàn đối lập với cảnh cho chữ của Huấn Cao.

Vừa miệt mài cho ra kiệt tác của mình vừa đưa ra lời khuyên chân tình với viên cai ngục đã toát lên cái thế chủ động, cái thần thái hơn người của Huấn Cao, chứng minh một điều rằng, cái đẹp có thể có ở bất cứ nơi đâu, ngục tù có thể giam được thân xác con người nhưng không thể giam được tâm hồn, tư tưởng và một cái chết cận kề không thể làm cho một nhân cách cao siêu gục ngã. Hình ảnh viên quản ngục khúm núm, thưa gửi cũng đã cho thấy cái đẹp có khả năng chế ngự, cảm hóa cái ác, cái xấu và cũng khẳng định cái đẹp muốn được nuôi dưỡng thì không thể sống cùng cái xấu được.

Nhân vật Huấn cao được tác giả xây dựng là một nhân vật điển hình của sự tài hoa mang đầy trách nhiệm trước thời cuộc.

Với nghệ thuật miêu tả tinh tế, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ khắc họa được hình tượng nhân vật Huấn cao tiêu biểu cho khí phách hiên ngang bất khuất, đại diện cho cái đẹp, cái thiên lương mà còn toát lên được không khí một thời đã qua. Thông qua nhân vật, nhà văn cũng đã gửi gắm khát khao, lí tưởng cao đẹp của mình vào trong nhân vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *