Đề bài: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Bài làm
Nhà văn Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực của nước ta. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm lẫy lừng, khẳng định tên tuổi cũng như cái tâm, cái tài của tác giả.
Trong đó, truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao là một tác phẩm tuyệt vời của nền văn học nước ta. Tác giả Nam Cao đã xây dựng vô cùng thành công những nhân vật rất điển hình đó là Chí Phèo, Thị Nở.
Họ là một cặp đôi vô cùng xứng đôi vừa lứa. Ban đầu tác phẩm Chí Phèo có cái tên là chiếc lò gạch cũ, rồi đổi tên là đôi lứa xứng đôi, nhưng cuối cùng ông lại chọn cái tên Chí Phèo để đặt cho đứa con tinh thần của mình.
Nếu như trong tác phẩm Chí Phèo, thì nhân vật Chí Phèo là người vừa đáng thương vừa đáng giận, thì nhân vật Thị Nở người tình của anh lại khiến cho người đọc vô cùng ám ảnh.
Thị Nở qua ngòi bút của Nam Cao là người đàn bà xấu xí, ngớ ngẩn, đầu óc có vấn đề, đến nỗi ma chê quỷ hờn, cô ngớ ngẩn xấu xí, nên chẳng lấy được chồng, sống với bà cô già cũng ế chồng từ lâu. Bởi cha mẹ cô mất sớm.
Không phải tự dưng Nam Cao lại xây dựng lên nhân vật Thị Nở, bởi ông vô cùng nhân đạo, ông muốn cho Chí Phèo một người phụ nữ, một người cứu vớt linh hồn của hắn trong lúc hắn đang lao sâu vào tội lỗi, mất đi lương tri và tính người trong mình.
Nhân vật Thị Nở được tác giả Nam Cao xây dựng khá công phu từ tâm hồn tới ngoại hình. Nếu như về ngoại hình Thị Nở có vẻ ngoài xấu xí, ngớ ngẩn, với hàm, răng vẩu, tính tình thì hâm hấp chẳng giống ai, sống theo bản năng.
Thị Nở cũng có hoàn cảnh đáng thương, không cha mẹ ở với bà cô già khó tính, thường xuyên mắng mỏ Thị, Thị Nở cũng nghèo bần cùng luôn đeo bám thị, nên cả cuộc đời cho tới khi gặp Chí Phèo, Thị Nở cũng chưa từng được một chàng trai nào yêu thương, cầm tay, hay động chạm vào người để biết thế nào là tình yêu và nỗi đam mê của tuổi trẻ.
Thị Nở và Chí Phèo là hai con người bần cùng trong xã hội tối tăm đó. Họ tìm đến với nhau sưởi ấm tâm hồn nhau, yêu thương chăm sóc nhau.
Thị Nở rất xấu rất ngớ ngẩn, nhưng Thị lại làm được điều mà những người khác không làm được, đó là dám lại gần Chí Phèo, chính tình thương người của Thị Nở đã kéo Chí Phèo từ gianh giới giữa người và quỷ trở lại làm người. Một việc làm vô cùng thánh thiện, ý nghĩa, nhân văn phi thường mà không ai làm được.
Thị Nở và Chí Phèo gặp nhau trong một đêm định mệnh khi mà Thị Nở đi gánh nước ngủ tênh hênh ngoài bờ sông, còn Chí Phèo thì đã ngấm hơi men không làm chủ được bản năng của mình. Hai người họ đã tìm đến với nhau. Chính trong đêm định mệnh đó, hôm sau Chí Phèo ốm nặng, hắn ốm thập tử nhất sinh tưởng chết. Trong lúc hắn cô đơn cùng cực đó, chỉ có Thị Nở và bát cháo hành của Thị đã cứu sống đời hắn.
Thị Nở dù xấu xí nhưng trong mắt Chí Phèo thì Thị xinh đẹp như một thiên thần, Thị có trái tim ấm áp, đã sưởi ấm sự cô đơn lạnh lẽo trong tâm hồn Chí Phèo.
Chí Phèo chợt lờ mờ mong muốn một hạnh phúc gia đình, một mái nhà với những tiếng cười đùa của con trẻ. Hắn muốn lương thiện, muốn được sống hạnh phúc được coi là con người.
Nhưng bà cô già của Thị Nở hay chính xã hội phong kiến đã đóng sập cánh cửa quay lại làm con người của Chí Phèo. Khi Thị Nở khóc tức tưởi chửi vào mặt Chí Phèo những lời cay độc, rằng hắn là kẻ không cha không mẹ, rạch mặt ăn vạ, khiến cho Chí Phèo hiểu rằng hắn không còn cơ hội để quay lại nữa, không còn được làm người tử tế được nữa.
Tác giả Nam Cao đã xây dựng nhân vật Thị Nở với tinh thần nhân văn cao thượng, Thị Nở chính là ánh sáng soi vào tâm hồn của Chí Phèo, làm thức tỉnh lương tri của hắn. Cũng nhờ có tình thương vô tư trong sáng của Thị Nở, mà Chí Phèo thấy mình sống lại.
Nhân vật Thị Nở chính là hiện thân của tình yêu, của hạnh phúc gia đình đơn sơ mà giản dị, một tình cảm thuần túy không vụ lợi tính toán, không vì điều gì mà đến với nhau. Nhưng tình yêu đó bị xã hội chà đạp, chia cắt khiến cho Chí Phèo phải tự kết liễu đời mình.
Tác giả Nam Cao đã viết lên một chuyện tình vô cùng đẹp và ám ảnh người đọc. Nhân vật Thị Nở là một cô gái xấu xí, ngớ ngẩn nhưng lại có sức mạnh to lớn khi cô đã cảm hóa được một con người đang mất dần lương tri và nhân phẩm con người.