Đề bài: Phân tích truyện truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
Bài làm
Trong kho tàng văn học truyện cổ tích dân gian của nước ta, có rất nhiều câu chuyện hay lý giải về các sự tích truyền thống của dân tộc. Trong đó, truyện “Con rồng cháu tiên” là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và có ý nghĩa với dân tộc ta. Nó nhằm lý giải về sự tích ra đời của những con người Việt Nam
Đây vốn là câu chuyện thần thoại nên có nhiều chi tiết ly kỳ hoang tưởng thể hiện cho nhân vật có những phép lai và hình hài đặc biệt.
Hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai nhân vật do trí tưởng tượng của con người làm ra, thể hiện sức tưởng tượng vô cùng phong phú của người xa với sự ra đời của dân tộc mình.
Nhân vật Lạc Long Quân là nhân vật con trai của thần long nữ ở Đông Hải, còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông sống ở núi cao vùng đất Phương Bắc. Mỗi thần đều có những vẻ đẹp và đức tính riêng. Thần Lạc Long Quân có tài năng và vẻ đẹp của một loài rồng, vô cùng mạnh mẽ, uốn lượn, thể hiện khí khái của một con người dũng cảm
Thần có thể sống được ở cả trên cạn và dưới nước, còn tiên nữ Âu Cơ là người xinh đẹp hiền thục, nàng thích đi ngao du thiên hạ, cứ nghe ở đâu có cảnh đẹp nhiều hoa thơm cỏ lạ nàng đều tới đó.
Trong một lần đi ngao du tiên nữ Âu Cơ gặp được thần Lạc Long Quân hai người đem lòng thương yêu nhau rồi kết hôn, se duyên thành chồng vợ. Chẳng bao lâu sau mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng to có một trăm quả trứng rồng rồi nở ra một trăm người con trai.
Khi sinh sống với nhau một thời gian cả hai cùng nhận thấy rằng việc chung sống này khó có thể kéo dài bởi thần Lạc Long Quân vốn sống dưới biển nay phải sống trên cạn, lên cạn lâu sẽ không thể nào được, còn mẹ Âu Cơ là người vùng núi cao không thể nào theo thần Lạc Long Quân xuống biển được.
Chính vì vậy, hai người buộc lòng phải chia tay nhau mỗi người mang theo năm mươi người con, kẻ lên rừng người xuống biển để mưu sinh.
Truyện con rồng cháu tiên phản ánh về nguồn gốc nòi giống của người Việt Nam Âu Lạc đều là những con người có dòng dõi tiên rồng, có xuất thân quyền quý đáng được tôn vinh, trân trọng.
Hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh nở ra một trăm quả trứng rồng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng thể hiện việc con cháu người Việt chúng ta dù ở đâu cũng là anh em cùng một nhà, do cùng một cha mẹ đẻ ra.
Nó khẳng định tính huyết thống gắn bó của những con người trong cùng một tổ quốc, dù ở núi cao hay biển sâu thì đều có mang chung rồng máu tiên rồng, cần phải sẻ chia giúp đỡ yêu thương che chở lẫn nhau để xứng đáng là dòng dõi rồng tiên.
Việc hai thần Lạc Long Quân và Âu Cơ mang mỗi người năm mươi người con đi khai phá giang sơn cùng nhau cai quản giang sơn là việc làm hết sức ý nghĩa nhằm lý giải việc anh em dù có thể ở nhiều nơi trên đất nước nhưng vẫn cùng có chung một dòng máu lạc hồng.
Truyện truyền thuyết con rồng cháu tiên thể hiện một câu chuyện vô cùng đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian nước ta. Nó nhằm lý giải về nòi giống dân tộc, thắt chặt tình đoàn kết của những người đồng bào trong cùng tổ quốc.
Nhắc nhở con cháu thế hệ hôm nay nhớ về nguồn cội của mình, dù đi đâu, ở đâu thì hãy sống sao cho xứng đáng với nòi giống rồng tiên trong con người mình.