Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài làm

Tuyệt phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được tác giả sáng tác trong một lần đi sứ ở Trung Quốc. Tác phẩm được sáng tác với hơn ba nghìn câu thơ được viết dưới dạng lục bát, gần gũi với người dân Việt Nam.

Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng cái tâm và cái tài của tác giả. Thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của tác giả với những số phận người con gái có tài có nhan sắc, nhưng lại gặp bất hạnh trong cuộc sống, chịu nhiều đa truân bất hạnh trong cuộc đời.

Truyện Kiều được tác giả viết bằng cả tâm huyết của mình, nó thể hiện cốt cách nhân phẩm của tác giả Nguyễn Du. Thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, thế giới quan của một nhà nho yêu nước có học thức, luôn muốn tiến tới những điều văn minh tiến bộ trong xã hội.

Trong tác phẩm Truyện Kiều tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự tài hoa của mình, ông đúng là một bậc thầy của ngôn ngữ văn chương. Truyện Kiều với những trích đoạn đặc sắc tả cảnh ngụ tình, rồi cách miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật thông qua ngôn ngữ thơ được tác giả sử dụng vô cùng xuất sắc.

Trong tác phẩm Truyện Kiều nguồn ngôn ngữ của Nguyễn Du thể hiện giống như một cuốn thiên từ điển giúp cho người đọc người nghe có thêm nhiều sáng tạo mới lạ, thú vị. Nhiều ngôn ngữ trong Truyện Kiều đã được người dân ghi nhớ và áp dụng thường xuyên trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó chính là thành công không hề nhỏ của tác phẩm Truyện Kiều.

Phát biểu cảm nghĩ về Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác phẩm Truyện Kiều kể về cuộc đời của một người con gái Vương Thúy Kiều thuộc hàng quốc sắc thiên hương, chim sa cá lặn, cô có tài có sắc, là người hiếu đạo, trọng tình, trọng nghĩa nhưng lại chịu nhiều éo le trong cuộc sống hàng ngày.

Thông qua cách miêu tả về hình dạng bên ngoài và nội tâm của nhân vật Thúy Kiều người đọc có thể cảm nhận được rằng tác giả Nguyễn Du vô cùng yêu quý và trân trọng nhân vật của mình.
Ông đồng cảm chia sẻ với nỗi khổ của nhân vật, khi mà gia đình bị tai biến gặp cảnh oan sai, Thúy Kiều một người con gái cả, có hiếu với cha mẹ đã nguyện dâng hiến hạnh phúc tuổi xuân của mình quyết tâm bán mình chuộc cha.

Từ hành động này, mà Thúy Kiều đã phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, chịu nhiều đắng cay gian khổ trong bể hồng trần, chịu nhiều tai ương, oan khuất, thân gái nhọc nhằn, chịu cảnh mười lăm năm bến nước biết ngày nào ra.

Cuộc đời của Thúy Kiều đã hai ba lần rơi vào chốn lầu xanh, phải trở thành vật mua vui cho những kẻ có tiền có quyền, nhiều lần bị mua bán như những món hàng ngoài chợ, được định giá cân lên, hạ xuống, rồi phải chịu cảnh làm vợ lẽ thê thiếp cho người ta, chịu cảnh đánh ghen. Nàng cũng nhiều lần tự tử nhưng không thành công.

Những oan khuất, đắng cay mà Thúy Kiều phải trải qua chính là lời tố cáo tội ác mạnh mẽ nhất mà Nguyễn Du muốn lên án xã hội cũ. Nó chính là những lời buộc tội của tác giả với chế độ phong kiến thối nát, coi nhân phẩm đức hạnh của người con gái như trò đùa, những kỹ viện lầu xanh mọc lên mà không ai quản lý giám sát công khai hoạt động. Một chế độ mà thân phận người con gái tựa như cánh lục bình trôi trong nhờ đục chịu. Thật chua xót làm sao.

Truyện Kiều là một tác phẩm vô cùng khổng lồ của nền văn học nước ta. Nó còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài tạo nên giá trị tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Du đưa ông lên tầm danh nhân thế giới.

Thông qua kiệt tác xuất sắc làm rung động lòng người của mình tác giả muốn nói lên tiếng lòng của mình với những người phụ nữ sống trong chế độ cũ, một chế độ chỉ coi trọng người nam, khinh rẻ người nữ, người phụ nữ dù tài giỏi xinh đẹp cũng không có quyền tự quyết định số phận, hạnh phúc của cuộc đời mình.

Giá trị nhân đạo mà nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi tới người đọc người nghe chính là tấm lòng, sự chia sẻ, đồng cảm của tác giả với nhân vật của mình nói riêng và với nhiều người phụ nữ xưa nói chung.

Truyện Kiều đã gieo vào lòng người đọc nỗi ai oán, sự đau khổ của những người phụ nữ, người dân thấp cổ bé họng sống trong xã hội cũ. Tiếng kêu của những người phụ nữ này mãi mãi không thể nào thấu tận trời xanh, không có tầng lớp cai trị nào nghe được chỉ có những người như tác giả Nguyễn Du là cảm nhận được, lắng nghe được nỗi lòng của họ.

Tác phẩm Truyện Kiều được người đọc dù hàng trăm năm sau vẫn vô cùng yêu mến, trân trọng, người đọc vẫn khóc cười theo từng dòng thơ của tác giả, đó chính là sự thành công mà Truyện Kiều đã mang lại cho Nguyễn Du. Truyện Kiều có giá trị sống trường tồn, vĩnh cửu vượt thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *