Đề bài” Em hãy thuyết minh về cây tre

Bài làm

Không biết từ bao giờ, nhưng có lẽ rất lâu rồi thì cây tre được xem chính là người bạn của người dân Việt Nam ta. Thật không khó để có thể nhìn thấy được những rặng tre ở các vùng nông thông Việt Nam.

Tre cũng được biết đến là một loại cây khẳng khiu, và hơn nữa thì cây tre dường như được biết đến cũng như thật gần gũi với đời sống con người vì nó thực sự có thật nhiều công dụng. Một số công dụng ta như thấy được rằng lá tre thường được người miền Nam lấy để gói bánh tro vào dịp lễ giết sâu bọ rất đẹp. Thế rồi lạt tre khi được chẻ ra từ thân tre lại được dùng để cột bánh. Còn thân tre cũng đã được người dân được dùng để làm đũa. Không những thế mà các thợ thủ công cũng đã tận dụng thân tre để đan thành giỏ tre, rổ tre. Ngày xưa thì nhân dân ta thường đong dầu, đong nước mắm khi mua bán bằng ống tre. Trong thời chiến tranh thì tre được sử dụng để làm những chiếc gậy để vượt rừng Trường Sơn, hay tre như tạo thành hàng lũy ngăn quân thù. Không những vậy thì lại được làm chông tre.

Cây tre xanh lúc còn sống có màu xanh mượt và nhìn thật thích mắt biết bao. Cây tre có được những đốt dài và bóng nhẵn, đường kính của thân tre trưởng thành khoảng từ 6 – 8cm. Cây tre xanh lại có chiều ao không đến 10m. Còn đối với tre gai kích thước ốm và thấp hơn. Thế ròi khi quan sát ta như cũng thấy được rằng cũng chính những chiếc lá cũng mỏng manh hơn nhưng ở mỗi đốt tre mọc ra rất nhiều nhánh gai, sắc nhọn biết bao. Chính dựa vào những đặc thù này mà người nông dân thường trồng thành hàng rào chống trộm. Thế rồi đối với tre ngà là loại tre có thân sọc vàng xen lẫn với sọc xanh rất đẹp. Những người thích vẻ đẹp của thiên nhiên thì thông thường trồng làm cảnh. Tre rừng lại được mọc hoang dại không ai chăm sóc những vẫn rất xanh mướt.

Không chỉ gắn bó trong đời sống của người dân thì ta như thấy được chính hình ảnh cây tre dã đi vào ca dao, thơ văn và ca từ. Chẳng hạn như:

“Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo

Tre bao nhiễu lá bấy nhiêu cần cù

Nghiêng mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành…”

(Nguyễn Duy)

Ngoài ra, ông bà ta ngày trước lại cũng đã còn nhìn cây tre để nghe ngóng về thời tiết đó chính là cau “Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến”. Và cũng chính từ đó người xưa còn rút ra một quy luật sống của thiên nhiên và con người đó chính là sự sinh sôi”Tre già, măng mọc”. Thân cây tre chẻ ra làm nuộc lạt, trở thành, một thứ không thể thiếu ở nhiều chỗ đó chính là những khi gói bánh, bó rau hoặc lợp nhà. Ca dao cũng nhắc đến nuộc lạt như thật ấn tượng đó là câu:

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu“.

Cây tre Việt Nam không những đi vào thơ văn mà măng tre còn là một thực phẩm chế biến đa dạng cho con người. Thật dễ có thể nhận thấy được các món ăn từ măng tre: măng tươi, măng khô, bún măng vịt, măng xào thịt ba rọi, thịt kho măng, măng luộc chấm mắm tôm, măng chua… cũng thật là ngon và hấp dẫn biêt bao nhiêu. Măng tức là cây tre nôn đang ở trong lúc mầm nên có thể tạo lên những món ngon độc đáo, tạo ra hương vị riêng mà thật hiếm có loại thực phẩm nào có thể làm được điều này như măng tre.

Người dân trước kia ra đồng mệt mỏi sẽ chẳng còn gì thoải mái hơn là nằm ngả lưng dưới gốc tre xanh rì và lặng nghe những chiều êm ả đua vào giấc ngủ trưa nắng nóng trong thời tiết oi bức của mùa hè. Những bụi tre trước kia mọc thành hàng thành lũy như để bảo vệ làng đó. Đúng như câu “Tre giữ làng, giữ nước giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

Hiện nay, ta không thể phủ nhận được cuộc sống ngày càng hiện đại và có nhiều đồ dùng là bằng nhựa, inox xuất hiện. Nhưng, dường như vì sự an toàn thì người ta vẫn có khuynh hướng quay về với thiên nhiên. Bằng chứng thiết thực có thể nhận thấy được đó chính là những bộ salon làm bằng mây và tre rất được ưa chuộng và trở thành một món hàng xuất khẩu đắt giá đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *