Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Tác giả Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả những người con dân của đất nước Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, thể hiện kính trọng thương yêu vô bờ bến.

Trong quá trình tìm lại được tự do độc lập dân tộc, Bác Hồ phải chịu nhiều khổ cực gian nan, đã rất nhiều lần tác giả bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác bị chuyển đi hết từ nhà tù này tới nhà tù khác, bị tra tấn, đánh đập dã man.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh gian khó khăn ấy, Bác vẫn thể hiện tinh thần lạc quan niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng, vào con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn.

Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đã thể hiện được tinh thần của Bác trong con đường giải lao, bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào buổi chiều xế bóng, tuy nhiên ẩn chứa bên trong đó là một ước mơ thể hiện sự khát khao của bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương sứ mệnh lịch sử của mình.

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị áp giải đi từ nhà tù Tĩnh Tây tới nhà tù Thiên Bảo của chế độ Tưởng Giới Thạch. Một bức tranh thiên nhiên phong cảnh lúc buổi chiều tối được thể hiện nhìn qua cặp kính lạc quan yêu đời dù tay chân đang bị xiềng xích, gông cùm.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Buổi chiều thường là khi nắng chiều dần tắt, màn đêm buông xuống gợi cho con người ta nỗi buồn về cảnh đoàn tụ với gia đình, gợi lên trong lòng người nỗi ô đơn, muốn tìm một nơi để quay trở về. Cánh chim mỏi sau một ngày mải mê tìm kiếm thức ăn, mưu sinh đã vội vã quay về tổ của mình để nghỉ ngơi, tìm chốn bình yên.

Loading…

Trên không trung, bầu trời bao la chỉ còn lững lờ, chậm chạp những chùm mây đang bay theo những con gió, giữa không gian bao la hùng vĩ, con người và thiên nhiên cảnh vật dường như muốn dừng lại, chỉ có những đám mây lững lờ thả hồn mình trên không gian yên ắng của cảnh núi rừng trong chiều tối.

Những chòm mây ấy thật giống Bác đang trong tình cảnh tù tội vẫn phải cô độc, cô đơn bước đi, chòm mây thật cô đơn, lặng lữ Bác cũng thấy mình rất cô đơn, lặng lẽ một mình.

Tuy thế, phải có một lòng yêu thiên nhiên và ung dung, tinh thần lạc quan vượt lên mọi số phận thì Bác mới có thể làm thơ trong cảnh bị hành hạ, gông cùm về mặt thể xác như vậy. Bác đã hòa mình với thiên nhiên, để thể hiện tinh thần lạc quan của mình.

Thân xác Bác tuy mỏi mệt vì đi cả một ngày đường vất vả nhưng Bác vẫn quan sát được những cánh chim và đám mây lững lờ trôi, Bác vẫn có thể viết lên những vần thơ hấp dẫn người đọc.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông đượm buồn, bỗng xuất hiện hình ảnh con người khiến cho bức tranh cô đơn trở nên ấm áp hơn:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Dịch thơ:

“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên trong bài thơ “Chiều tối” hình ảnh cô em gái sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm bức tranh thiên nhiên và con người trở nên sinh động, vui tươi hơn lúc nào hết. Đó chính là nét cổ điển pha lẫn hiện đại trong thơ của Bác.

Đó cũng chính là một nét đẹp đáng trân trọng của người lao động. Hình ảnh cô gái vùng sơn cước miệt mài xay ngô bên cạnh bếp than lửa rực hồng thể hiện cảnh lao động ấm áp, làm sáng bừng bức tranh thiên nhiên buồn ảm đạm.

Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng khỏe khoắn của hình ảnh cô em gái thôn nữ, bởi ánh sáng của màu hồng của bếp lò. Bức tranh trở nên ấm áp, tươi vui, sinh động.

Đó thật sự là một bức tranh hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác có thể gạt bỏ những lời đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách cổ điển xen lẫn hiện đại của Bác, bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người Bác trước cảnh thiên nhiên và con người tươi đẹp, dù đang trong cảnh bị áp giải trong cảnh tù đày nhưng Bác không hề cảm thấy mất tinh thần, hay bế tắc mà vẫn tràn đầy sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai.

Đồng thời, trong bài thơ của bác chúng ta thấy ánh lên vẻ đẹp tinh thần nhân văn có trái tim giàu lòng nhân ái luôn biết yêu thương thiên nhiên và con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *