Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Bài làm

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương thể hiện sự thành kính nỗi tiếc thương của tác giả với vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại những tình cảm sâu sắc của tác giả giả khi lần đầu được vào lăng viếng Bác.

Mở đầu của tác phẩm là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi bước chân vào lăng, tác giả xưng con với Bác, một lời xưng hô giản dị nhưng thể hiện sự gần gũi thành kính.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Hình ảnh cây tre Việt Nam được tác giả sử dụng là một hình ảnh ẩn dụ thể hiện cho những người dân nước ta, những con người cần cù lao động, những người dân cày, vô cùng kiên cường. Họ như những lũy tre kia, bình thường thì mong manh yếu ớt, nhưng khi họ đoàn kết nhau lại thì tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Em hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Hình ảnh cây tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín đã trở thành hình ảnh quen thuộc thân thương với tất cả chúng ta. Tre cũng là loài cây có rất nhiều tác dụng dùng làm lạt, làm nhà, đóng thuyền, ngăn gió bão, chắn lụt…

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Trong hai câu thơ này hình ảnh “mặt trời” được tác giả Viễn Phương nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Có hai mặt trời trong câu thơ này, nếu như mặt trời ở câu thơ trên là hình ảnh mặt trời của vạn vật của tạo hóa thiên nhiên, luôn tỏa ánh sáng xuống trái đất theo một quy luật nhất định, thì trong câu thơ thứ hai hình ảnh mặt trời là chính là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “mặt trời trong lăng” chính là vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Bác như một mặt trời của toàn dân tộc Việt Nam, người đã tìm được cứu nước thành công đưa đất nước ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ lầm than.

Loading…

Bác Hồ chính là mặt trời hồng tỏa những tia nắng soi đường chỉ lối cho toàn thể dân tộc ta thoát được đêm dài đen tối. Người chèo lái đưa con thuyền cách mạng của dân tộc ta cập bến của chiến thắng, vinh quang.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Điệp từ ngày ngày được tác giả sử dụng thể hiện cho dòng thời gian trôi đi lặp đi lặp lại, dòng người vào lăng viếng Bác vẫn ngày càng nhiều hơn. Tình yêu của toàn dân dành cho Bác không bao giờ phai nhạt, mà vẫn vẹn nguyên theo thời gian.

Hình ảnh 79 mùa xuân thể hiện cho số tuổi thọ của Bác khi còn sống. Mỗi chúng ta ai cũng đều phải trải qua những quy luật của cuộc đời của chính mình khi chúng ta phải tuân theo: sinh, lão, bệnh, tử.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vãn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Hình ảnh Bác nằm trong lăng thật hiền lành nhân từ, như một vầng trăng tỏa ánh sáng dịu hiền, mát mẻ, trên khuôn mặt người dường như vẫn còn đang mỉm cười như chỉ ngủ say một giấc ngàn thu. Khiến cho tác giả cảm thấy dường như Bác vẫn ở đây chưa bao giờ rời xa. Bởi Bác sống mãi trong trái tim chúng ta, trong trái tim những người dân, trong sự nghiệp phát triển của dân tộc.

Mỗi câu thơ đều thể hiện tình cảm sâu lắng của tác giả dành cho người cha già của dân tộc một cách vô cùng sâu sắc, chân thành, thể hiện những cảm xúc nghẹn ngào trong tim.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Tình yêu thương của tác giả Viễn Phương dành cho Bác kính yêu được dồn nén nay bỗng nhiên tan chảy, bao ước muốn, cảm xúc đều được tác giả vỡ òa ra theo từng nhịp bài thơ, theo cách ngắt nhịp ngày càng dồn dập thể hiện tình cảm mãnh liệt nghẹn ngào cảm xúc của tác giả.

Điệp từ “muốn làm” thể hiện mong ước nguyện vọng của tác giả khi phải rời xa, tác giả không hề muốn đi chút nào. Ước muốn được là bông hoa, hương tỏa cho bên Bác, làm con chim ca hót quanh lăng, rồi muốn làm cây tre được “Trung hiếu” vĩnh viễn nơi này. Những ước mong đó thể hiện những tình cảm vô cùng mãnh liệt của tác giả.

Những lời thơ được viết ra vô cùng nghẹn ngào xúc động là những cảm xúc vô cùng chân thực của tác giả dành cho Bác một vị cha già của cả dân tộc Việt Nam.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay vô cùng xúc động dù đã trải qua rất nhiều thập kỷ nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó phai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *